Vì sao chúng ta thích đổ lỗi cho sao Thủy nghịch hành?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Sao Thủy nghịch hành là hiện tượng được quan sát từ thời cổ đại và gắn liền với nhiều quan niệm liên quan chiêm tinh học.

Cãi nhau với người yêu, xe hỏng, thi trượt…, đã bao giờ bạn gặp những chuyện như vậy rồi đổ lỗi cho sao Thủy – hành tinh gần nhất với Mặt trời?

Sao Thủy nghịch hành là hiện tượng sao Thủy đi lùi so với quỹ đạo thông thường.
Sao Thủy nghịch hành là hiện tượng sao Thủy đi lùi so với quỹ đạo thông thường. (Ảnh: Girlboss).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Khi đổ lỗi cho sao Thủy, mọi người thường đề cập đến khái niệm là sao Thủy nghịch hành, nghĩa là Sao Thủy đi lùi trong vài tuần, thường là 4 tháng mới xảy ra một lần. Hiện tại, mùa Sao Thủy nghịch hành diễn ra từ ngày 1/4 đến 25/4.

Sao Thủy đi lùi là một hiện tượng thiên văn thực tế, nhưng mối liên hệ giữa việc này với các vấn đề trên Trái đất thường bị bác bỏ và cho là ngụy khoa học.

Tuy nhiên, ở các nước phương Tây, nhiều người vẫn tin rằng Sao Thủy nắm giữ quyền lực và có thể tác động đến hoạt động của con người, theo National Geographic.

Điều gì xảy ra khi sao Thủy nghịch hành?

Hiện tượng sao Thủy nghịch hành đang diễn ra trong tháng 4/2024
Hiện tượng sao Thủy nghịch hành đang diễn ra trong tháng 4/2024. (Ảnh: Glamour UK).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Thực ra sao Thủy không thực sự đi lùi so với quỹ đạo thông thường. Những chuyển động lùi mà chúng ta thấy thực ra chỉ là ảo ảnh quang học, xảy ra do các hành tinh chuyển động với tốc độ khác nhau.

Carolyn Ernst, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), giải thích hiện tượng này cũng giống như khi chúng ta lái xe trên đường cao tốc và đường có nhiều làn đi cùng một hướng.

Nếu bạn vượt một chiếc ôtô đang đi chậm ở làn đường khác, bạn sẽ có cảm giác chiếc xe này đang đi lùi so với xe bạn. Bạn thấy sao Thủy đi lùi so với Trái đất cũng là vì vấn đề tương tự.

Ở thời cổ đại, các nhà thiên văn học lấy Trái đất làm trung tâm, nên khi một hành tinh có vẻ “đi ngược” với hành tinh trung tâm, họ sẽ bắt đầu đặt ra những câu hỏi nghi vấn.

Theo nhà sử học khoa học Mathieu Ossendrijver tại Đại học Freie Berlin (Đức), những quan sát đầu tiên về sao Thủy nghịch hành được các nhà thiên văn học Babylon ghi lại vào khoảng thế kỷ 7 trước Công nguyên.

Cụ thể, các nhà thiên văn học đã khắc nhật ký thiên văn vào những tấm đất sét mô tả chi tiết chuyển động của các hành tinh, bao gồm việc sao Thủy dường như di chuyển chậm lại và “đi lùi” như thế nào.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Các nhà thiên văn học Babylon cũng tạo ra loạt công thức để dự đoán nơi các thiên thể, bao gồm sao Thủy, sẽ xuất hiện trên bầu trời.

“Họ có sự hiểu biết rất rõ ràng về những chuyển động đó”, ông Ossendrijver nói.

Ông Mathieu Ossendrijver cho biết thêm rằng ở Babylon, các hành tinh và ngôi sao được coi là hiện thân của các vị thần. Vì vậy, mọi chuyện động hoặc hiện tượng liên quan hành tinh, ngôi sao đó sẽ được coi là dấu hiệu về số phận của nhà vua, đất nước.

Nhưng phải đến năm 400 trước Công nguyên, chiêm tinh về các cá nhân mới xuất hiện. Hồi đó, người Babylon tạo ra một bảng chữ hình nêm để trình bày chi tiết về chuyển động của các hành tinh.

Không may là tấm bảng diễn giải về chuyển động của sao Thủy đã thất lạc, nên chúng ta không biết người Babylon nhìn thấy những điềm báo gì khi sao Thủy nghịch hành.

“Trong ngôn ngữ của người Babylon, tên của Sao Thủy có nghĩa là ‘sự thay đổi thất thường’. Sao Thủy là hành tinh chạy nhanh nhất nên đó cũng là lý do người ta nhìn thấy những điều kỳ lạ về nó khi quan sát bầu rời”, ông Ossendrijver lý giải.

Từ nay đến cuối năm 2024, chúng ta sẽ đón 3 đợt Sao Thủy nghịch hành.
Từ nay đến cuối năm 2024, chúng ta sẽ đón 3 đợt Sao Thủy nghịch hành. (Ảnh: Shutterstock).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Lý do sao Thủy nghịch hành được quan tâm

Ở châu Âu thời trung cổ, nhiều người cũng cho rằng vị trí và chuyển động của các hành tinh có thể dự đoán số phận của một quốc gia, người cai trị hoặc thậm chí là tiên đoán mùa màng.

Thời đó, một người có quyền lực có thể tìm đến nhà chiêm tinh và nói rằng: “Ta muốn bao vây lâu đài hoặc tấn công kẻ thù, thời điểm nào là tốt nhất?”.

Người ta cũng tin rằng sao Thủy nghịch hành sẽ cản trở việc bói toán của các nhà chiêm tinh. Nhà chiêm tinh học Nicholas Campion tại Đại học Wales Trinity Saint David (Anh) xác nhận điều này. Ông cho biết một số nhà chiêm tinh thời Trung Cổ nói họ không thể đọc bản đồ sao khi sao Thủy nghịch hành.

Từ thế kỷ 12, chiêm tinh học trở nên phổ biến hơn ở châu Âu và thu hút nhiều người tìm hiểu nhờ sự ra đời của máy in cơ học. Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu thay đổi trong vòng vài thế kỷ, có thể do sự tác động của các yếu tố chính trị, văn hóa và khoa học.

Đến năm 1700, việc tư vấn chiêm tinh gần như biến mất khỏi châu Âu. Chiêm tinh học chỉ tồn tại trong việc xuất bản các niên giám hàng tháng hoặc hàng năm.

Vào khoảng những năm 1920, chiêm tinh học bắt đầu trở lại với việc dự đoán về 12 cung hoàng đạo. Riêng khái niệm sao Thủy nghịch hành phổ biến hơn trong 5 năm gần đây.

Nhà chiêm tinh học, tiến sĩ Tâm lý học Jennifer Freed cho biết nghịch hành là một khái niệm hơi ngoài lề so với cung hoàng đạo. Do đó, nó có thể thu hút những người mới làm quen với chiêm tinh học. Nghịch hành cũng gắn với trải niệm của mỗi người nên sẽ khá gần gũi.

Do tốc độ quay nhanh, Sao Thủy nghịch hành nhiều lần trong một năm khi quan sát từ Trái đất. Sau đợt nghịch hành từ 1/4 đến 25/4, hành tinh này tiếp tục đi lùi từ ngày 5 đến ngày 28/8 và tiếp đó là từ ngày 25/11 đến 15/12.

  • Sao Thủy nghịch hành khiến xã hội rối ren? Khoa học bảo chẳng sao cả
  • Điều gì xảy ra khi sao Thủy “đi lùi”?
  • Mặt trăng đã biến hình, lộn ngược từ trong ra ngoài

Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Đây là loài cây đầu tiên có thể giúp tìm ra kim cương.

Thế giới tự nhiên luôn ẩn giấu những điều thú vị. Như chúng ta đều biết, cây cối thường mọc trên đất, cát hoặc nước, nhưng, loài cây dưới đây lại phát triển tại những khu vực có kim cương.

Loài cây độc đáo

Theo tạp chí Science, vào năm 2015, trong một lần đi tìm kiếm kim cương, nhà địa chất học Stephen E.Haggerty của Đại học Quốc tế Florida đã phát hiện ra loài cây chỉ mọc trên những vùng đất có chứa kimberlite. Đây là kiểu đá núi lửa có trong vỏ Trái đất và là nguồn khai thác kim cương hiện nay.

Hình ảnh mô tả của loài cây Pandanus candelabrum
Hình ảnh mô tả của loài cây Pandanus candelabrum. (Ảnh: Pixta).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Ông để ý rằng, trên bề mặt những nơi ông đào được kim cương luôn thấy sự có mặt của một loài cây đặc biệt. Khám phá này đã góp phần giúp ông nhanh chóng tìm ra những địa điểm khác để tiếp tục khai thác kim cương. Phát hiện của ông đã được công bố trong một ấn bản của tạp chí Economic Geography.

Loài cây kỳ lạ đó là cây cọ Pandanus (tên khoa học là Pandanus candelabrum) thường mọc ở Liberia, Tây Phi. Pandanus candelabrum là một loài thực vật có hoa trong họ Dứa dại. Loài này được P.Beauv. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1805.

Đặc điểm sinh học

Cây Pandanus candelabrum có lớp vỏ gai góc và có thể cao từ 1 đến 20 mét. Cọ Pandanus có lá trông giống như lá cọ nên nó rất dễ phân biệt so với các thực vật khác trong rừng. Nó thường xuất hiện tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới và trên một số đảo ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Cọ Pandanus có lá trông giống như lá cọ nên nó rất dễ phân biệt
Cọ Pandanus có lá trông giống như lá cọ nên nó rất dễ phân biệt so với các thực vật khác trong rừng. (Ảnh: Shutter Stock)

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Điều đặc biệt về Pandanus candelabrum là nó thường phát triển trên đất chứa kim cương. Ở dưới mỗi gốc cây đặc biệt này là một hỗn hợp đất màu mỡ có chứa nhiều loại khoáng chất. Bên cạnh nhân tố đáng chú ý nhất là kim cương, vùng đất để cọ Pandanus có thể sinh tồn còn chứa tàn tích từ các vụ phun trào núi lửa, kali, magie hay phốtpho, đây là những khoáng chất có dồi dào trong đất chứa kimberlite. Hơn nữa, những chất dinh dưỡng “hảo hạng” mà không phải loài cây nào cũng được hấp thụ đầy đủ.

Nghiên cứu sâu hơn, giáo sư Haggerty cho biết: “Lý do gì thì chúng tôi vẫn chưa biết, thế nhưng Pandanus candelabrum dường như chỉ phát triển trên những mỏ giàu kim cương”. Ngoài ra, rễ của cây Pandanus candelabrum là rễ cây điển hình của các khu vực đầm lầy, thế nhưng ở Liberia, nó có vẻ như điển hình của khu vực mỏ kimberlite.

Tầm quan trọng của khám phá

Theo Gizmodo, Pandanus candelabrum là loài cây đầu tiên có thể giúp tìm ra kim cương. Quá trình này được gọi là địa học thực vật (Geobotanical prospecting). Mặc dù, trước đây, phương pháp tìm kiếm dấu hiệu khoáng vật dưới lòng đất nhờ thực vật đã được sử dụng từ lâu.

Kim cương
Việc tìm thấy cọ Pandanus cũng như sự tồn tại của loài cây này có thể giúp giảm thiểu chi phí cho quá trình dò tìm quặng kim cương. (Ảnh: Pixabay).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Ví dụ, đồng đỏ có thể được tìm thấy nhờ cây anh túc ở Mỹ, hoặc cây bụi có hoa Haumaniastrum katangense ở châu Phi. Ở Thụy Điển, giống cây thạch trúc alpine được sử dụng từ thời Trung Cổ cho việc dò tìm đồng. Một số loài cây khác cũng tiến hóa đề sinh tồn tại các khu vực chứa các kim loại nặng và là dấu hiệu để nhận biết các kim loại nặng này như: U, Pb, Zn, Ni, Cr, Ba, Pb, Zn.

Việc tìm thấy cọ Pandanus cũng như sự tồn tại của loài cây này có thể giúp giảm thiểu chi phí khai khoáng, và tổn thất môi trường trong quá trình dò tìm quặng kim cương cũng được giảm theo, đặc biệt là các nước khu vực Tây và Nam Phi. Phát hiện này không chỉ giúp phát triển ngành khai thác kim cương, mà còn hỗ trợ nghiên cứu về nhiệt độ và áp suất của vỏ Trái đất cách đây 150 triệu năm về trước, giai đoạn tạo ra Đại Tây Dương.

Cọ Pandanus thường bị các bụi cây che khuất
Với kích thước không quá lớn, cọ Pandanus thường bị che khuất và gây ra nhiều những khó khăn cho các nhà khai thác kim cương. (Ảnh: Pixabay)

Tuy nhiên, các bụi cọ Pandanus thường mọc xen lẫn với nhiều loại cây cổ thụ trong các khu rừng nhiệt đới. Với kích thước không quá lớn, cọ Pandanus thường bị che khuất và gây ra nhiều những khó khăn cho các nhà khai thác kim cương.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Pandanus candelabrum không chỉ là một loài cây độc đáo, mà còn là một ví dụ về sự kỳ diệu của thiên nhiên. Hy vọng rằng nghiên cứu về loài cây này sẽ tiếp tục đem lại những phát hiện thú vị và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành tinh mà chúng ta đang sống.

  • Khám phá mỏ kim cương khổng lồ siêu cứng ở Siberia
  • Khám phá mỏ kim cương khổng lồ lớn thứ 2 thế giới
  • Australia: Khai quật kim cương hồng khổng lồ

Tại sao một số chiếc xe ô tô không có kính chắn gió?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Ô tô không có kính chắn gió sẽ có lợi thế trong việc điều khiển luồng không khí bằng nguyên lý khí động học. Tuy nhiên, những chiếc xe này không phù hợp để sử dụng hàng ngày.

Tầm quan trọng của kính chắn gió

Kính chắn gió có một mục đích rất cụ thể – để ngăn gió và bụi lọt vào mắt người ngồi trong xe. Điều đáng ngạc nhiên là kính chắn gió không phải là bộ phận bắt buộc phải có trên ô tô khi chúng mới bắt đầu xuất hiện và được bán ra. Trong quá khứ, kính chăn gió trên xe ô tô chủ yếu là những tấm kính thông thường, được bán dưới dạng phụ kiện thay vì thiết bị tiêu chuẩn.

Kính chắn gió được trang bị như một phụ kiện tùy chọn trên ô tô thời xưa.
Kính chắn gió được trang bị như một phụ kiện tùy chọn trên ô tô thời xưa.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Điều này là do ở thời điểm ban đầu của ngành công nghiệp ô tô, nhưng khối động cơ còn ở giai đoạn sơ khai nên chúng di chuyển ở tốc độ thấp hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại và do đó ít gây ra gió và bụi bẩn làm phiền người sử dụng hơn. Tuy nhiên, những tấm kính ban đầu này rất giòn nên khi va chạm sẽ vỡ thành những mảnh lớn, sắc nhọn, rất nguy hiểm cho người ngồi trong xe. Điều này dẫn đến sự phát triển của kính cường lực và kính nhiều lớp.

Khi va chạm, kính cường lực sẽ vỡ thành những mảnh nhỏ và cùn, nên chúng được sử dụng cho kính trên cửa xe. Trong khi đó kính nhiều lớp bao gồm một lớp nhựa xen kẽ giữa hai lớp kính khi va chạm, nó vỡ ra nhưng vẫn giữ được cấu trúc nhờ lớp xen kẽ, giữ an toàn cho người ngồi trong xe nên nó thường được dùng cho kính lái.

Ngoài việc giữ an toàn cho hành khách khỏi các yếu tố bên ngoài, chúng còn phục vụ hai chức năng bổ sung.

  • Đầu tiên, chúng tạo thành một bộ phận trong cấu trúc của ô tô. Điều này có nghĩa là chúng chia sẻ một số lực tác động trong trường hợp xảy ra tai nạn, cùng với các bộ phận khác của khung xe.
  • Thứ hai, chúng giảm lực cản và cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Kính chắn gió là rào cản đầu tiên chống lại các yếu tố bên ngoài như gió mạnh, bụi bẩn
Kính chắn gió là rào cản đầu tiên chống lại các yếu tố bên ngoài như gió mạnh, bụi bẩn, côn trùng, đá sỏi văng vào khi xe di chuyển với tốc độ cao. Nhờ có kính chắn gió, người lái và hành khách được bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại này, đảm bảo an toàn cho mắt, da và hệ hô hấp.

Tại sao một số chiếc xe ô tô không có kính chắn gió?

Nếu kính chắn gió đóng nhiều vai trò như vậy thì việc loại bỏ nó khỏi ô tô nghe có vẻ giống như một hành động ngớ ngẩn về mặt kỹ thuật, tuy nhiên một số mẫu xe phiên bản giới hạn và đắt tiền nhất lại thiếu đi kính chắn gió.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Ý tưởng này bắt nguồn từ những chiếc thuyền nhỏ của Ý có tên là barchettas. Biệt danh này cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô, nơi nó đại diện cho những chiếc xe thể thao mui trần. Đặc điểm nổi bật của xe kiểu barchetta là không có kính chắn gió đầy đủ; thay vào đó chúng có một tấm chắn gió nhỏ để giữ cho người lái xe được an toàn phần nào trước các yếu tố thời tiết.

Kính chắn gió được làm từ vật liệu đặc biệt có khả năng chịu lực va đập cao
Kính chắn gió được làm từ vật liệu đặc biệt có khả năng chịu lực va đập cao, giúp bảo vệ người lái và hành khách trong trường hợp xảy ra tai nạn. Kính chắn gió có thể vỡ nhưng sẽ không vỡ vụn thành những mảnh sắc nhọn, hạn chế nguy cơ gây thương tích cho người ngồi trong xe.
Tuy nhiên, theo thời gian, những chiếc xe ô tô này đã được loại bỏ hoàn toàn kính chắn gió. Để đảm bảo sự thoải mái và khả năng lái xe của hành khách, các tấm thân xe được thiết kế để điều khiển luồng không khí đi qua và xung quanh cabin.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Mặc dù thiết kế này có nhiều tên độc quyền khác nhau bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau nhưng khái niệm cơ bản vẫn giống nhau.

Không khí được điều khiển như thế nào trong ô tô không có kính chắn gió?

Trên thực tế, khi điều khiển những chiếc xe barchettas kiểu cũ, người lái xe nên sử dụng kính bảo hộ hoặc mũ bảo hiểm có tấm che để bảo vệ bản thân khỏi những cơn gió đang tới. Tuy nhiên, với những chiếc xe barchettas hiện đại thì điều này là không cẩn thiết, vì chúng được thiết kế để tối ưu luồng không khí và điều khiển chúng bằng ống dẫn khí ở phía trước xe.


Trên thực tế, không có chiếc xe ô tô nào được sản xuất theo tiêu chuẩn mà không có kính chắn gió. Kính chắn gió đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự an toàn và trải nghiệm lái xe, do đó, việc thiếu vắng bộ phận này là vi phạm các quy định an toàn giao thông ở hầu hết các quốc gia.

Khi một chiếc ô tô di chuyển về phía trước, nó cắt gió. Một phần gió này được dẫn vào ống dẫn khí, trong khi phần còn lại chảy qua mui xe (nắp ca-pô).

Các ống dẫn khí được thiết kế sao cho chúng phân luồng không khí ở tốc độ cao, tạo góc để thoát ra khỏi nắp ca-pô của ô tô. Góc này thường thẳng đứng hoặc hướng về hướng di chuyển của xe, cách xa người lái. Không khí này thoát ra khỏi ống dẫn, tạo thành một rào cản cản trở luồng không khí tốc độ cao qua mui xe.

Một số loại xe đua được thiết kế với mục đích tối ưu hóa tốc độ và hiệu suất khí động học
Một số loại xe đua được thiết kế với mục đích tối ưu hóa tốc độ và hiệu suất khí động học có thể sử dụng buồng lái kín hoặc mũ bảo hiểm thay vì kính chắn gió. Tuy nhiên, những phương tiện này thường chỉ được sử dụng trong môi trường thi đấu được kiểm soát và có các biện pháp an toàn khác để bảo vệ người lái.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Kết quả của sự tương tác này là một luồng không khí chạy qua đầu người lái theo cách tương tự như luồng không khí đi qua kính chắn gió. Khi không khí này đến cabin, nó sẽ được dẫn thêm qua các kênh mở để tách thành phần hỗn loạn của không khí khỏi thành phần tầng.

Minh họa việc thử nghiệm trong hầm gió của ô tô không có kính chắn gió.
Minh họa việc thử nghiệm trong hầm gió của ô tô không có kính chắn gió.

Barchettas cũng được trang bị các tấm chắn gió làm gián đoạn luồng không khí ở vùng áp suất cao để tạo ra áp suất thấp. Điều này cải thiện luồng không khí theo hướng mong muốn. Hơn nữa, chúng cũng được trang bị các cánh gió, giúp tạo ra lực ép xuống để giữ cho xe bám chắc trên mặt đất ở tốc độ cao.

Tuy nhiên, do thiếu các tính năng an toàn thông thường, ô tô không có kính chắn gió thường bị cấm lưu thông trên đường công cộng ở nhiều quốc gia.

  • Không có cần gạt nước, Cybertruck của Tesla sẽ làm sạch bụi trên kính xe như thế nào?
  • Có thể bạn chưa biết: Dải chấm tròn nhỏ li ti màu đen trên xe ô tô có tác dụng gì?
  • Jaguar Land Rover sẽ tích hợp “màn hình ảo” lên kính gió xe hơi

Sự thật giật mình về “trái tim sự sống” của sao Diêm Vương

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Vùng đất mà các nhà khoa học nghi ngờ che giấu một đại dương ngầm có sự sống của sao Diêm Vương đã được hình thành một cách tàn khốc.

“Trái tim sự sống” của sao Diêm Vương chính là vùng đồng bằng băng giá rộng lớn, có hình trái tim gần như hoàn hảo trong các bức ảnh mà tàu New Horizons của NASA đã ghi lại từ năm 2015.

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy cho thấy trái tim lạ lùng này đã được hình thành từ băng ni-tơ tích tụ sau một vụ va chạm lớn, chuyển động chậm.

Một vụ va chạm khốc liệt đã khiến sao Diêm Vương có một cánh đồng băng hình trái tim?
Một vụ va chạm khốc liệt đã khiến sao Diêm Vương có một cánh đồng băng hình trái tim? – (Ảnh đồ họa: ĐẠI HỌC BERN)

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Công trình được dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Martin Jutzi từ Đại học Bern ở Thụy Sĩ đã sử dụng một phương pháp mô phỏng gọi là thủy động lực học hạt mịn để kiểm tra các góc va chạm khác nhau và kích thước của vật va chạm vào khu vực gọi là Sputnik Planitia.

Sputnik Planitia là thùy phía Tây của cánh đồng băng giá hình trái tim, rộng khoảng 2.000km2, thấp hơn khoảng 4km so với khu vực xung quanh.

Sao Diêm Vương với cấu trúc hình trái tim nổi bật ở một phía
Sao Diêm Vương với cấu trúc hình trái tim nổi bật ở một phía – (Ảnh: NASA).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Các tác giả nhận thấy hình dạng này có thể bắt nguồn từ một vụ va chạm xiên, từ đó tạo nên hình dạng chiếc đuôi thon dài của một nửa trái tim.

Vật thể dội vào Sputnik Planitia trong quá khứ là một tảng đá băng giá có đường kính lên tới 730km.

Do lõi băng giá của sao Diêm Vương, vụ va chạm không làm tan chảy và hóa lỏng các phần của hành tinh lùn như điều vẫn xảy ra trong các vụ va chạm ở các thiên thể khác có khí hậu ấm áp hơn.

Vật thể băng giá bí ẩn đó có thể đã bị san phẳng và phần còn lại có thể đang ẩn đâu đó dưới lớp băng ni-tơ mịn.

Ngoài ra, mô phỏng này của nhóm từ Đại học Bern đem đến một tin khá buồn cho các nhà sinh học thiên văn, khi cho rằng bên dưới Sputnik Planitia có khả năng không tồn tại đại dương ngầm.

Trước đó, một số nhóm khoa học gia cho rằng một khối nước lỏng khổng lồ đã giữa cho trái tim ở vị trí gần xích đạo thay vì di chuyển dần lên phía cực trong quá trình tiến hóa của thiên thể.

Luồng ý kiến này cho rằng đại dương ngầm giúp cánh đồng băng này nặng hơn, giúp nó giữ được vị trí gần xích đạo. Nếu chỉ là băng, trái tim này sẽ quá nhẹ và dễ dàng “trôi”.

Trong đó nổi bật nhất là công trình từ Đại học Hokkaido, Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Tokushima, Đại học Osaka, Đại học Kobe (Nhật Bản) và Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Nhóm này cho rằng đại dương ngầm này còn có thể ở trạng thái lỏng vì tồn tại một lớp khí hydrat clathrate cách nhiệt giữa vỏ băng và đại dương. Do đó, họ tin rằng có khả năng sự sống tồn tại.

Tuy vậy, theo nhóm của Đại học Bern, lớp phủ nguyên thủy bị cày nát bởi va chạm thiên thạch của sao Diêm Vương đã khiến trái tim đủ nặng để di chuyển về phía xích đạo mà không nhất thiết phải có đại dương dưới bề mặt.

Để có câu trả lời cuối cùng, cần đợi thêm các cơ quan vũ trụ quốc tế gửi thêm tàu vũ trụ đến sao Diêm Vương.

  • 5 bí ẩn về sao Diêm Vương
  • Nghi vấn: Có sự sống đang lẩn trốn trên sao Diêm Vương
  • NASA công bố bằng chứng sự sống mới nhất trên sao Diêm Vương?

Miếng dán tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tái phát

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị.

Nhóm nhà khoa học tại Đại học South Australia (UniSA) đã thiết kế các miếng dán sau phẫu thuật, có khả năng tiêu diệt hơn 80% tế bào ung thư ở gan và giảm đáng kể tỉ lệ tái phát.

Miếng dán diệt tế bào ung thư
Miếng dán diệt tế bào ung thư. (Ảnh minh họa: UVAHealth).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Được tạo ra từ gel, những miếng dán này được tẩm các liều lượng thuốc chống ung thư 5-fluorouracil (5FU) và cisplatin (Cis) và được đặt chính xác tại vị trí phẫu thuật, nơi khối ung thư đã được loại bỏ.

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, xử lý các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị. Một “điểm cộng” nữa là nó có thể phân hủy sinh học.

Ngoài ung thư gan, nghiên cứu cho biết miếng dán sau phẫu thuật này cũng có khả năng điều trị các bệnh ung thư khác mà thuốc 5FU và Cis trước đây đã được chứng minh là hiệu quả, trong đó có ung thư buồng trứng, ung thư vùng đầu và cổ.

Bà Souha Youssef, đồng tác giả của nghiên cứu tại Trung tâm Đổi mới dược phẩm của UniSA, cho biết các miếng dán này có thể cách mạng hóa việc điều trị ung thư gan, giúp cải thiện nhu cầu tiếp tục điều trị của những bệnh nhân ngừng hóa trị sau phẫu thuật do các tác dụng phụ nặng nề.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Theo thống kê được Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế công bố hồi năm 2022, ước tính trong năm 2020 khoảng 905.700 người trên thế giới được chẩn đoán mắc ung thư gan và 830.200 người tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.

  • Miếng dán thông minh cho bệnh nhân tiểu đường
  • Dermaclip – Miếng dán vết thương cho những người sợ đau
  • Biến điện thoại của bạn thành sạc không dây chỉ bằng một miếng dán

72 năm trước, một vụ thử bom hạt nhân khiến cả hòn đảo bốc hơi

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Cách đây 72 năm, hòn đảo Elugelab ở Thái Bình Dương biến mất ngay lập tức sau khi quả bom hydro cao 6 m và nặng 20 tấn giải phóng lực nổ lên đến 10,4 mega tấn.

Ngày 1/11/1952, Mỹ kích nổ quả bom hydro đầu tiên có biệt danh “Mike trong loạt thử nghiệm hạt nhân mang tên Operation Ivy, theo Interesting Engineering. Đây là thử nghiệm quy mô đầy đủ đầu tiên với thiết kế đột phá của nhà vật lý người Mỹ – Hungary Edward Teller và nhà toán học người Ba Lan Stanislaw Ulam. Quả bom được bố trí trên một đảo đá nhỏ không người ở có tên Elugelab thuộc đảo san hô Enewetak – nơi có 40 đảo nhỏ và đảo san hô trải rộng hình bầu dục ở Nam Thái Bình Dương.

Đám mây hình nấm tạo bởi vụ nổ bom hydro Mike.
Đám mây hình nấm tạo bởi vụ nổ bom hydro Mike. (Ảnh: Wikimedia).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Mike nhanh chóng giải phóng uy lực mạnh mẽ của nó. Đảo Elugelab từng rất kiên cố bốc hơi ngay lập tức do vụ nổ, để lại miệng hố đồ sộ với đường kính 1,9 km và sâu 50 m. Vụ nổ tạo sóng thần cao đến 6 m, quét sạch cây cỏ ở những đảo xung quanh. Gordon Dean, chủ tịch Ủy ban năng lượng nguyên tử, tóm tắt kết quả thử nghiệm cho tổng thống Dwight D. Eisenhower bằng mấy từ “đảo Elugelab đã biến mất”.

Vụ nổ tạo ra cầu lửa có đường kính 5km. Trong vòng 90 giây, đám mây hình nấm bốc lên độ cao 17km và tăng lên 33km sau một phút. Cuối cùng, đám mây ổn định ở độ cao 41km, phần mũ nấm có đường kính 161km, phần gốc rộng tới 32km. Lực nổ đo được lớn chưa từng thấy, ở mức 10,4 mega tấn. Một báo cáo quân sự dẫn lời nhân chứng ở nhiều tàu trên biển, rằng, vụ nổ không dễ mô tả. Đi kèm ánh sáng chói mắt, sóng nhiệt có thể cảm nhận ngay lập tức ở khoảng cách 48 – 56km. Cầu lửa khổng lồ xuất hiện ở chân trời như Mặt trời đang nhô cao, nhanh chóng mở rộng sau một khắc lơ lửng.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Mike là biểu tượng cho thành tựu kỹ thuật đặc biệt, cao 6 m và nặng 20 tấn. Dù không phù hợp để triển khai như vũ khí thông thường, tầm quan trọng của nó ở chỗ là thiết bị hạt nhân đầu tiên tạo ra lực nổ mạnh từ phản ứng nhiệt hạch (quá trình hợp nhất nguyên tử) thay vì chỉ dùng phản ứng phân hạch (quá trình phân chia nguyên tử). Chức năng của quả bom dựa trên sử dụng phản ứng phân hạch để kích hoạt quá trình hợp nhất bên trong deuterium lỏng, một đồng vị nặng của hydro.

Hình dạng của Mike giống một tổ hợp công nghiệp hơn vũ khí truyền thống. Quả bom được đặt trong cấu trúc bằng nhôm nhiều nếp nhăn, đi kèm tháp tín hiệu cao hơn 30 m để liên lạc với phòng điều khiển đặt trên tàu USS Estes. Do sử dụng nhiên liệu deuterium lỏng, cần có một nhà máy đông lạnh lớn để duy trì deuterium ở nhiệt độ gần với độ 0 tuyệt đối. Điện dùng cho tổ hợp phức tạp này đến từ nhà máy điện 3.000 kilowatt.

Thử nghiệm Ivy Mike cũng dẫn tới phát hiện hai nguyên tố mới. Không lâu sau khi kích nổ quả bom, một đoàn máy bay của Không quân Mỹ bay qua đám mây hình nấm, trang bị bình nhiên liệu đã chỉnh sửa để thu thập và lọc mảnh vỡ trong không trung. Bình lọc trên máy bay được niêm phong bằng chì và gửi tới Los Alamos, New Mexico để phân tích.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Nhà khoa học hạt nhân Albert Ghiorso ở Đại học California, Berkeley là một trong những người bị thu hút bởi tiềm năng khoa học từ bình lọc. Ghiorso suy đoán bình lọc có thể chứa nguyên tử đã biến đổi thành nguyên tố 99 và 100 đã được dự đoán nhưng chưa phát hiện, thông qua phân rã phóng xạ. Ghiorso cùng với nhà hóa học Stanley Gerald Thompson và Glenn Seaborg, đã lấy được nửa tờ giấy lọc từ cuộc thử nghiệm của Ivy Mike. Trên đó, họ phát hiện sự tồn tại của nguyên tố 99 và 100. Năm 1955, hai nguyên tố mới được đặt tên là einsteinium và fermium để vinh danh Albert Einstein và Enrico Fermi.

Thử nghiệm hạt nhân trên đảo Enewetak kết thúc vào năm 1958. Năm 1977 và 2000, quân đội Mỹ tiến hành khử ô nhiễm ở Enewetak và những đảo xung quanh. Giới khoa học dự đoán hòn đảo này sẽ phù hợp cho con người sinh sống vào năm 2026 – 2027.

  • Thảm cảnh khi kích nổ bom hạt nhân mạnh nhất trong vũ trụ
  • Số phận của hòn đảo thử 23 quả bom hạt nhân
  • Những sự thật kinh ngạc về các bãi thử bom hạt nhân bí mật nhất thế giới

Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trong rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây dó bầu mới có một cây có trầm và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam.

Kỳ nam và trầm hương là gì?

Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch tổ chức quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam, cho biết, kỳ nam là loại gỗ quý hiếm có trong tự nhiên. Nó là phần gỗ chứa một lượng lớn chất nhựa thơm được sinh ra từ cây dó bầu (thuộc chi Aquilaria).

Quá trình hình thành của kỳ nam cùng với trầm hương tương tự nhau. Người ta tin rằng sự hình thành trầm là do phản ứng miễn dịch của cây chủ do vết thương hoặc nhiễm trùng. Nó có thể là kết quả của bệnh lý, vết thương.

Dó bầu phải hứng chịu các tác động mạnh mẽ từ tự nhiên hoặc bị sinh vật làm bị thương, như thiên tai gây nứt, gãy cành, bị mục hay chặt đứt, kiến mối đục thân cây làm tổ, nấm bệnh… Vết thương đó phải đọng nước qua một mùa mưa, cây mới bắt đầu tiết ra chất nhựa xung quanh như một cơ chế tự bảo vệ và làm lành vết thương.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Phần màu sẫm, loang lổ chính là là phần chứa trầm hương trên cây gỗ.
Phần màu sẫm, loang lổ chính là là phần chứa trầm hương trên cây gỗ. (Ảnh: M.K).

Vùng gỗ được gọi chung là trầm ấy sẽ bao gồm kỳ nam và trầm hương. Cũng có một số người cho rằng trầm hương được tạo thành do cây dó đầu bị tổn thương còn kỳ nam là cây dó bầu tự tích lũy nhựa và tinh dầu không do tổn thương.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Theo TS Giang, ở Trung Quốc, kỳ nam được coi là loại trầm hương có chất lượng tuyệt vời nhất do nồng độ nhựa cao và mùi thơm tinh tế dễ dàng ngửi được mà không cần đốt, đắt hơn hàng chục lần so với trầm hương thông thường. Kỳ nam là phần gỗ mềm, quánh dầu do có hàm lượng tinh dầu rất lớn.

Tinh dầu của kỳ nam có màu đỏ, dẻo sánh như sáp mật, ngửi có hương thơm tự nhiên nhẹ nhàng và bền bỉ. Phần gỗ kỳ nam có đặc tính chìm trong nước do có trọng lượng riêng cao.

Những giá trị của trầm hương và kỳ nam

Hương và nước hoa được sản xuất từ trầm hương đã có giá trị trong nhiều thế kỷ và được nhiều nền văn hóa sử dụng cho mục đích tâm linh. Trầm hương rất được tôn kính trong các văn bản tinh thần của Ấn Độ giáo, Kitô giáo, Phật giáo và Hồi giáo.

Ý nghĩa tâm linh của trầm đã được nhấn mạnh trong các văn bản cổ thường được gọi là “tinh thần của sự sống” và được sử dụng như một làn khói thơm để kết nối tâm linh với thiên đường và làm lễ vật trong quá trình thờ cúng thần thánh.

Việc sử dụng trầm hương trong lịch sử lâu đời đã gắn liền với các nền văn hóa nơi nó đã ăn sâu vào trải nghiệm văn hóa, như Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Trầm hương luôn được coi là một trong những loại được đánh giá cao nhất vì được sử dụng làm nền tảng cho hương, nước hoa, các sản phẩm thơm khác và các chế phẩm y tế.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Việc sử dụng trầm hương trong y tế đã được ghi lại trong y văn Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc, Trung Đông và Châu Âu. Việc sử dụng trầm hương trong các bài thuốc Đông y cùng thời cũng đã được ghi nhận. Y học cổ truyền sử dụng nó như một loại thuốc an thần, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa và hành khí tự nhiên.

Nhu cầu và buôn bán trầm hương vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và với sự giàu có ngày càng tăng ở các nước tiêu dùng trong những thập kỷ gần đây, nhu cầu vượt quá cung. Điều này dẫn đến giá cả tăng lên, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, giảm chất lượng sản phẩm, tăng sự quan tâm đến trồng trọt và phát triển các phương pháp cảm ứng nhựa.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý

TS Giang cho biết thêm, trầm hương được coi là sản vật gỗ quý giá nhất được sử dụng làm nước hoa cũng như thuốc. Chất lượng của trầm hương đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị thương mại của nó, đặc biệt kỳ nam là loại Trầm chất lượng cao và quý hiếm nên giá trị rất lớn.

Đến nay, hơn 250 hợp chất đã được xác định, chủ yếu là sesquiterpenoid, chromone và các hợp chất thơm dễ bay hơi. Mùi thơm của trầm hương là một hỗn hợp phức tạp của nhiều thành phần dễ bay hơi, tạo nên hương thơm độc đáo.

Các chất chiết xuất thô và một số hợp chất phân lập có đặc tính chống dị ứng, chống viêm, chống tiểu đường, chống ung thư, chống oxy hóa, chống thiếu máu cục bộ, chống vi khuẩn, bảo vệ gan, nhuận tràng và bảo vệ hệ thần kinh. Đây là những tác dụng dược lý được hàng loạt các nghiên cứu trên thế giới báo cáo, chứng minh tác dụng của trầm hương trong y học cổ truyền.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trầm hương được sử dụng trong một số cộng đồng dân tộc khác nhau, với phần lớn công dụng chữa bệnh của nó liên quan đến việc chống viêm và các hoạt động liên quan. Ví dụ nó được sử dụng để điều trị thấp khớp tại Bangladesh, Indonesia.

“Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu dược lý của cây trầm hương đang được thực hiện trên các chiết xuất thô và còn rất hạn chế trên các hợp chất được phân lập. Trầm hương được coi là an toàn dựa trên liều lượng thử nghiệm. Tuy nhiên, khói khi đốt của trầm hương có độ an toàn ra sao vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa“, TS Giang lưu ý.

Tại Trung Quốc, nó được dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, nôn mửa, chán ăn, bệnh về răng miệng, liệt mặt, run rẩy, bong gân, gãy xương, thấp khớp, tim mạch rối loạn, ho, hen suyễn, bệnh phong, đau đầu, bệnh gout và viêm khớp. Nhật Bản, nó có tác dụng nhuận tràng và an thần.

Tại Hàn Quốc, trầm hương được dùng để chữa ho, viêm thanh khí phế quản, hen suyễn, thuốc bổ, an thần, long đờm…

  • Trầm hương có ý nghĩa gì mà thương lái “quát” tiền tỉ cho mỗi giao dịch?
  • Phát hiện chất hiếm ở trầm hương bằng phương pháp thủy phân
  • 12 loại gỗ quý hiếm và đắt nhất trên thế giới

Vì sao khoai tây sinh ra khí độc khi bị thối rữa?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Khoai tây có chứa các hợp chất độc hại được gọi là glycoalkaloid, trong đó phổ biến nhất là solanine và chaconine.

 Độc tố solanine trong khoai tây ảnh hưởng đến hệ thần kinh
 Độc tố solanine trong khoai tây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến người ăn phải sẽ bị ngộ độc… (Ảnh minh họa).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Chất độc solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm lá, quả và củ. Ngoài khoai tây, solanine cũng được tìm thấy trong một số loài thực vật khác thuộc họ cà như cà độc dược, cà tím, cà chua… Độc tố này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến người ăn phải sẽ bị ngộ độc, dẫn đến tiêu chảy, lú lẫn, mất tự chủ, yếu cơ và thậm chí tử vong.

Khoai tây để lâu trong môi trường tối, bị hư hỏng hoặc bị thối sẽ sinh ra hàm lượng glycoalkaloid bên trong củ, nồng độ cao nhất nằm ở lớp vỏ và mầm. Hợp chất glycoalkaloid khó bị phân hủy, ngay cả khi ở nhiệt độ cao, có thể dẫn đến ngộ độc nếu ăn phải.

Ngoài ra, khoai tây khi bị thối rữa sẽ sinh ra khí methane. Khí methane không phải là một chất độc hại nếu ở nồng độ thấp và nếu hít phải một lượng nhỏ khí methane không gây nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ở nồng độ cao, khí methane có thể gây nguy hiểm, đặc biệt ở môi trường kín.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Nếu trong môi trường kín có nồng độ khí methane cao, nó có thể gây ra nguy cơ cháy, nổ, làm giảm lượng không khí cần thiết để duy trì sự sống, gây ra nguy cơ bị ngạt thở dẫn đến tử vong.

  • Trồng hoa hồng từ củ khoai tây
  • Tại sao khoai tây mọc mầm gây độc cho cơ thể?
  • Cách đơn giản loại bỏ độc tố trong khoai

Chim hóa ra có thể mơ, nhưng “nội dung” giấc mơ của chúng mới là điều khiến các nhà khoa học bất ngờ

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng loài chim dường như đã phát ra tiếng hót trong lúc ngủ mơ và tiếng hót này cũng có thể được nghe thấy bởi con người.

Vào năm 2018, giáo sư vật lý Gabriel Mindlin và các đồng nghiệp đã phát hiện ra việc loài chim cũng co cơ họng của chúng trong khi ngủ, cùng cách chúng sẽ làm khi hót vào ban ngày. Tuy nhiên, con người vẫn gặp khó khăn trong việc chuyển tín hiệu âm thanh đó thành nội dung để chúng ta có thể hiểu được.

Khó khăn nhất đến từ việc nhịp thở của loài chim vốn không bị thay đổi trong khi ngủ nên thiếu đi luồng khí cần thiết để kích hoạt các dao động trong niêm mạc. Phải cần có luồng khí này thì loài chim mới có thể tạo ra được âm thanh đủ để con người có thể nghe được.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Để giải quyết khó khăn này, các nhà nghiên cứu áp dụng một kỹ thuật được gọi là điện cơ cơ học nhằm tạo ra các luồng khí cần thiết. Kết hợp với sự trợ giúp của một mô hình hệ động lực, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc ghi âm và dịch các điệu hót trong giấc mơ của loài chim cú mèo lớn.

Chim cú mèo lớn
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và dịch các điệu hót trong giấc mơ của loài chim cú mèo lớn.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Giáo sư Gabriel Mindlin cho biết: “Trong suốt 20 năm qua, tôi đã nghiên cứu về tiếng hót của loài chim và cách dịch thông điệp của chúng từ các chuyển động cơ họng. Sau khi thu thập nhiều mẫu ghi âm và phân tích tiếng chim, con người sẽ tổng hợp chúng để tìm ra những điểm chung. Từ đó có thể hiểu được phần nào những ý nghĩa truyền tải trong điệu hót của loài chim”.

Một ví dụ trong số đó là khi trong giai đoạn tranh chấp về lãnh thổ, các loài chim cú mèo lớn thực hiện một âm thanh đặc biệt bao gồm một chuỗi âm tiết ngắn được gửi ra ở mức từ khoảng 10 đến 20 Hz. Cần nhấn mạnh là thứ âm thanh chiến đấu này được loài cú mèo tạo ra trong khi ngủ. Vì thế các điệu hót vô thức này đã cho thấy những con chim trong nghiên cứu có vẻ như đã mơ về cảnh chiến đấu.

Loài chim dường như đang tái hiện lại một cuộc tranh chấp lãnh thổ trong giấc mơ của chúng. Điều này là khá phổ biến đối với con người khi chúng ta đang trong giai đoạn căng thẳng.

Những con chim trong nghiên cứu có vẻ như đã mơ về cảnh chiến đấu.
Những con chim trong nghiên cứu có vẻ như đã mơ về cảnh chiến đấu.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trái với suy nghĩ của nhiều người, bộ não của loài chim với não người có nhiều điểm tương đồng hơn chúng ta tưởng. Tiềm năng của não chim cũng rất khác biệt, có khả năng thực hiện những điều mà chúng ta không thể tưởng tượng được, đặc biệt là trong lúc chúng ngủ. Nhiều loài chim ngủ với một mắt mở, ngay cả khi đang bay.

Những loài chim di cư vượt qua những khoảng cách xa xôi vào ban đêm, bay suốt 7.000 dặm giữa Alaska và New Zealand trong tám ngày bay liên tục. Trong quãng đường dài, có những lúc chúng ở trạng thái ngủ, và điều khiển quá trình bay bằng cơ chế “mơ về việc bay”.

Trong khi giấc ngủ là một hành vi thể chất có thể quan sát được từ bên ngoài thì mơ là một trải nghiệm nội tâm vô hình. Đây vẫn là một bí ẩn mà khoa học cần nỗ lực nhiều hơn để có thể giải mã. Có thể nói, kết quả nghiên cứu mới nhất của giáo sư Gabriel Mindlin đã tạo ra một bước tiến trong việc lĩnh vực khoa học này.

  • Những điều có thể bạn chưa biết về giấc mơ
  • Bí Ẩn Về Loài Chim Báo Hiệu Cái Chết
  • Tại sao chúng ta lại mơ ngủ?

Giới khoa học phát hiện sao Thiên Vương không hoàn toàn chứa đầy băng

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Các nhà khoa học đã tìm thấy khí methane ở sâu bên trong sao Thiên Vương, cho thấy hành tinh xanh này chứa nhiều khí hơn so với suy nghĩ trước đây.

Theo trang Daily Mail (Anh), các thử nghiệm ban đầu trên sao Thiên Vương cho thấy hành tinh này chủ yếu được tạo thành từ khí heli, hydro và methane, nhưng nghiên cứu mới đã phát hiện ra những điều kỳ lạ vượt ngoài kỳ vọng trước đó.

Sao Thiên Vương.
Sao Thiên Vương. (Ảnh minh hoạ: Shutterstock).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Israel và Đại học California Santa Cruz tiết lộ rằng mặc dù phát hiện cho thấy sao Thiên Vương được tạo thành hoàn toàn từ băng, nhưng thực ra hành tinh này có khoảng 10% khí methane.

Điều kỳ lạ về khí methane là nó không ở dạng khí mà bị đóng băng hoặc nhão và nằm trong lõi của sao Thiên Vương.

Nghiên cứu cho rằng việc phân loại sao Thiên Vương là hành tinh băng khổng lồ có thể không còn chính xác và lượng khí methane lớn như vậy có thể là yếu tố giúp hình thành nên hành tinh này.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra hàng trăm nghìn mô hình bên trong sao Thiên Vương và xác định mô hình giống về khối lượng và bán kính của hành tinh này. Mỗi mô hình có hàm lượng methane, heli và hydro khác nhau. Họ khẳng định các mô hình có nhiều nguyên tố khí giống với sao Thiên Vương nhất.

Các nhà khoa học chưa có nhiều thông tin về sao Thiên Vương do hành tinh này nằm cách Trái đất 3 tỷ km. Tuy nhiên, do Hệ Mặt Trời chuyển động liên tục nên khoảng cách này thay đổi hàng ngày.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trong lịch sử, chỉ có duy nhất tàu vũ trụ Voyager 2 bay qua sao Thiên Vương vào những năm 1980. Từ đó tới nay, các nhà khoa học luôn tin rằng hành tinh này được tạo thành hoàn toàn từ băng.

Tuy nhiên, phát hiện mới này có thể làm sáng tỏ điều chưa biết về hành tinh xa xôi này, cũng như những hành tinh khổng lồ gần nó, bao gồm cả sao Hải Vương. Đây cũng là manh mối giúp các nhà khoa học xác minh cách thức hình thành và giải thích rõ hơn về những nguyên tố cấu tạo nên hành tinh này.

  • Những sự thật “khó tin nổi” về sao Thiên vương
  • Thiên Vương Tinh – Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
  • Biển kim cương khổng lồ ngoài Trái Đất