Những điều thú vị của thuế thời Ai Cập cổ đại

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Ít người nhận ra rằng, ngoài các xác ướp và kim tự tháp, người Ai Cập cổ đại còn để lại một di sản rất đặc biệt khác cho ngày nay, đó là thuế và các nguyên tắc quản lý hành chính.

Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã phát triển hệ thống thuế đầu tiên trên thế giới vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên khi Thượng và Hạ Ai Cập thống nhất để hình thành Vương triều thứ nhất.

Bản sao của hình vẽ về nông nghiệp được tìm thấy trong lăng mộ của Nakht
Bản sao của hình vẽ về nông nghiệp được tìm thấy trong lăng mộ của Nakht, một người ghi chép và nhà thiên văn sống dưới triều đại pharaoh Thutmose IV. (Ảnh: Wikimedia Commons)

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Khu vực Lưỡng Hà cổ đại cũng sớm học hỏi Ai Cập. Hệ thống thuế đã tồn tại trong nhiều thiên niên kỷ, vẫn “hiên ngang” sau sự sụp đổ của Ai Cập cổ đại vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên và cho đến ngày nay.

Tuy hệ thống thuế của Ai Cập cổ đại phát triển và đa dạng hóa trong suốt quá trình tồn tại của nền văn minh này nhưng khái niệm cơ bản vẫn giữ nguyên: nhà nước đánh thuế để chi trả cho hoạt động của mình và duy trì trật tự xã hội.

Nhà Ai Cập học Toby Wilkinson tại Đại học Cambridge (Anh) đánh giá di sản của chính quyền Ai Cập cổ đại và hệ thống thuế đa dạng, từ thuế thu nhập đến thuế hải quan, có thể thấy rõ trong các phiên bản hiện đại.

Ông Wilkinson giải thích: “Nền tảng cơ bản của xã hội loài người không thay đổi trong 5.000 năm qua. Bạn có thể nhận ra nhiều kỹ thuật quản lý được phát minh ở Ai Cập cổ đại vẫn không thay đổi cho đến ngày nay”.

Minh họa việc đập lúa ở Ai Cập cổ đại.
Minh họa việc đập lúa ở Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Wikimedia Commons).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trong phần lớn lịch sử của mình, Ai Cập cổ đại đánh thuế hàng hóa. Giới quan chức thu thuế dưới dạng ngũ cốc, đồ dệt may, công lao động, gia súc và các hàng hóa khác. Lượng thuế phải nộp thường liên quan đến nông nghiệp, với một tỷ lệ nhất định nông sản thu hoạch được sẽ cống nộp các kho thóc hoặc trung tâm lưu trữ hành chính do vương triều điều hành.

Điều thú vị là, thuế được điều chỉnh theo năng suất thu hoạch, giống như các khung thuế thu nhập hiện đại, với danh mục khác nhau được thiết lập dựa trên lượng của cải phát sinh. Ông Juan Carlos Moreno Garcia tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp phân tích rằng, nói chung, cánh đồng có vụ thu hoạch thành công hơn sẽ bị đánh thuế ở mức cao hơn.

Ông bổ sung: “Các cánh đồng bị đánh thuế theo nhiều cách khác nhau và phụ thuộc vào năng suất cũng như độ phì nhiêu và chất lượng đất. Nhưng vương triều đề ra thuế suất cơ bản phụ thuộc vào độ cao của mực nước sông Nile”.

Trên Elephantine, một hòn đảo ở Thượng Ai Cập, các nhà khảo cổ thế kỷ 19 đã phát hiện ra một nilometer – công trình dùng để đo mực nước sông Nile. Nếu nước dâng lên trên một đường được đánh dấu, nó báo hiệu những cánh đồng bị ngập lụt và mùa màng kém; nếu nó hạ quá thấp, điều đó có nghĩa là hạn hán và vụ mùa thất thu.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Ông Wilkinson lập luận: “Ai Cập về cơ bản là một nền kinh tế nông nghiệp và phụ thuộc hoàn toàn vào sông Nile. Chúng tôi có hồ sơ đo chiều cao của sông Nile từ thời Vương triều thứ nhất, do đó chúng tôi cho rằng điều này đã hình thành nên nền tảng của việc đánh thuế giai đoạn sơ khai”.

Sơ đồ nilometer trên đảo Elephantine
Sơ đồ nilometer trên đảo Elephantine. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Thuế thu hoạch đã cung cấp một nguồn thu quan trọng cho kho bạc của hoàng gia. Nhưng vương triều Ai Cập không chỉ cần ngũ cốc mà còn cả lao động. Điều này được cung cấp theo hệ thống corvée, trong đó vương triều có thể bắt tất cả người dân Ai Cập dưới cấp bậc quan chức phải làm việc trong các dự án công, đảm nhận các nhiệm vụ như cày ruộng, khai thác mỏ và xây dựng đền thờ, lăng mộ.

Ngoài việc xác định thuế suất và các loại thuế, người Ai Cập cổ đại còn phát triển nhiều phương pháp thu thuế. Trong thời kỳ Old Kingdom (từ năm 2649 đến 2130 trước Công nguyên), pharaoh Ai Cập đánh thuế tập thể các cộng đồng, ra lệnh cho chủ sở hữu đất đai phải bàn giao sản phẩm thu được từ người hầu cận của họ. Cũng trong khoảng thời gian này, người Ai Cập đã đi tiên phong trong khái niệm chính quyền trung ương do pharaoh đứng đầu, với các tỉnh nhỏ hơn được gọi là nome, nằm dưới sự quản lý của chính quyền địa phương.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Để đảm bảo rằng các thái thú đứng đầu nome báo cáo chính xác tài sản địa phương, các pharaoh của Old Kingdom thường tiến hành chuyến vi hành hàng năm hoặc hai năm một lần. Các chuyến vi hành tạo điều kiện để bậc đế vương thu thuế trực tiếp thay vì tin tưởng vào bên thu thuế bên thứ ba hoặc phụ thuộc vào sự trung thực của chính quyền địa phương.

Đến thời Middle Kingdom (2030 đến 1650 trước Công nguyên), pharaoh bắt đầu đánh thuế các đối tượng ở cấp độ cá nhân. Chuyến vi hành hàng năm của pharaoh không còn cần thiết, thay vào đó, có những người ghi chép lưu giữ hồ sơ tỉ mỉ về số tiền nợ thuế và ai vẫn cần phải trả. Thay đổi trong chiến lược thu thuế này đạt được do tỷ lệ người dân biết đọc biết viết tăng đột biến.

Minh họa các quan chức bắt giữ nông dân để cưỡng bức lao động do họ không nộp thuế
Minh họa các quan chức bắt giữ nông dân để cưỡng bức lao động do họ không nộp thuế. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Hầu hết bằng chứng về hệ thống thuế Ai Cập cổ đại đều xuất phát từ thời kỳ đỉnh cao của việc lưu trữ hồ sơNew Kingdom (1550 đến 1070 trước Công nguyên). Vào thời kỳ này, luôn có lực lượng hùng hậu người thu thuế và người ghi chép đảm bảo kho bạc Hoàng gia luôn đầy ắp. Nhiều pharaoh của New Kingdom đã sử dụng tiền thuế để xây dựng tượng đài lớn và tổ chức các lễ kỷ niệm hoành tráng.

Đáng chú ý, người Ai Cập cổ đại khổng chỉ phát minh ra cơ sở quản lý thuế mà còn cả những cạm bẫy của nó, đó chính là khái niệm về gian lận, trốn thuế và tham nhũng.

Những người ghi chép và các thái thú thường hợp tác để báo cáo thiếu các con số cho vương triều rồi giữ lại phần thặng dư, hoặc thu thuế người nông dân cao hơn so với mức họ phải đóng.

Trong khi đó, người nộp thuế đã lách luật để tránh phải đóng góp. Ví dụ như điều chỉnh thao tính cân ngũ cốc. Ông Wilkinson nói: “Mọi người sẽ lén bỏ đá vào ngũ cốc để đáp ứng trọng lượng đánh thuế cho cánh đồng của họ. Vấn đề trở nên nghiêm trọng đến mức hoàng gia đã ban hành các sắc lệnh yêu cầu mọi người không được gian lận”.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Hình vẽ về cảnh thu hoạch trong một lăng mộ cổ đại.
Hình vẽ về cảnh thu hoạch trong một lăng mộ cổ đại. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Vào khoảng đầu thế kỷ 13 trước Công Nguyên, pharaoh Horemheb của Vương triều thứ 18 đã ban hành một sắc lệnh quy định rằng cả hành vi tống tiền thuế và trốn thuế đều có thể bị trừng phạt cắt bỏ mũi và lưu đày. Tuyên bố này tái khẳng định nghĩa vụ của dân chúng là phải đóng thuế cho pharaoh, vì mọi thứ trong đất nước được coi thuộc về pharaoh.

Mặc dù thực tế xã hội Ai Cập cổ đại xoay quanh niềm tin vững chắc vào pharaoh, người được coi là nhân vật trung gian giữa loài người và thần thánh, nhưng người dân thường thời kỳ đó thậm chí công khai phản đối đóng thuế. Một số khiếu nại tập trung vào việc định giá thuế không công bằng.

Người Ai Cập gia tăng bất mãn với hệ thống thuế sau khi bị nước khác chiếm đóng kết hợp với sự ra đời của ngoại tệ mạnh vào giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Khi người Ba Tư và sau đó là người Macedonia chiếm đóng Ai Cập, họ đã ban hành tiền kim loại và thu thuế người dân bản địa.

Người Ai Cập phàn nàn về việc nộp thuế cho những kẻ chiếm đóng, và họ còn than phiền về tệ nạn quan chức tham nhũng chôm chỉa. Trong gia đoạn Vua Ptolemy V lên ngôi vào khoảng năm 204 trước Công nguyên, người Ai Cập đã nổi dậy chống lại quân Macedonia chiếm đóng. Vì muốn xoa dịu người dân Ai Cập, Vua Ptolemaic đã tìm cách thay đổi mức thuế đối với một số nhóm có ảnh hưởng, chẳng hạn như các thầy tế lễ cấp cao tại các ngôi đền lớn.

  • 5 bí mật về hàng miễn thuế mà không nhân viên nào dám tiết lộ với bạn
  • Sự thật về cơn “ác mộng” đóng thuế của người cổ đại
  • ‘Đóng thuế’ cho vợ, sức đâu chiều bồ

Bãi biển nào của nước ta từng xuất hiện cướp biển vào thế kỷ 17?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Từng xuất hiện cướp biển vào thế kỷ 17, nơi này được gọi là đảo Hải Tặc. Ngày nay, đảo thu hút khách du lịch nhờ bãi biển đẹp, quang cảnh hoang sơ.

Câu hỏi

Câu 1: Đảo Hải Tặc thuộc tỉnh, thành nào?

A – Kiên Giang

B – An Giang

C – Long An

Câu 2: Kiên Giang là tỉnh ven biển gồm bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ?

A – Gần  100 hòn đảo

B – Gần 200 hòn đảo

C – Hơn 200 hòn đảo

Câu 3: Đảo nào đông dân nhất Việt Nam?

A – Cát Bà

B – Cô Tô

C – Phú Quốc

Đảo Phú Quốc

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Câu 4: Huyện đảo nào có mật độ dân số cao nhất ở nước ta?

A – Lý Sơn

B – Cát Bà

C – Cô Tô

Câu 5: Quần đảo nào ở nước ta có nhiều đảo nhất?

A – Quần đảo Cát  Bà

B – Quần đảo Hoàng Sa

C – Quần đảo Trường Sa

Câu 6: Quần đảo nào xa bờ nhất ở nước ta?

A – Quần đảo Hoàng Sa

B – Quần đảo Trường Sa

C – Huyện đảo Lý Sơn

D – Huyện đảo Vân Đồn

Câu 7: Hiện nay, trên Quần đảo Trường Sa có bao nhiêu ngôi chùa?

A – 7

B – 8

C – 9

Câu 8: Khu bảo tồn biển Việt Nam lớn nhất nằm ở tỉnh nào?

A  – Bà Rịa – Vũng Tàu

B – Phú Yên

C – Khánh Hòa

Đáp án

Câu 1: Câu trả lời đúng đáp án A: Từng xuất hiện cướp biển vào thế kỷ 17, nơi này được gọi là đảo Hải Tặc. Ngày nay, đảo thu hút khách du lịch nhờ bãi biển đẹp, quang cảnh hoang sơ. Quần đảo Hải Tặc thuộc xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh, vào thế kỷ 17, Tổng trấn Mạc Thiên Tích nhiều lần lệnh cho các tướng lĩnh ra dẹp loạn cướp biển ở đây, tên gọi quần đảo Hải Tặc xuất hiện từ đó. Quần đảo này có 16 đảo lớn nhỏ, thêm hai đảo chìm, tổng diện tích tự nhiên hơn 251 ha, với dân số khoảng 2.000 người, tập trung ở Hòn Tre, Hòn Giang, Hòn Đước và Hòn Ụ. Người dân chủ yếu sống bằng nghề khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Quần đảo Hải Tặc hấp dẫn du khách nhờ bãi biển đẹp, nước trong và hoang sơ. Mỗi năm, đảo đón khoảng 100.000 lượt khách du lịch.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Câu 2: Câu trả lời đúng đáp án B: Kiên Giang là tỉnh ven biển có diện tích lớn nhất vùng đất Tây Nam Bộ, gồm Thành phố Rạch Giá và toàn bộ tỉnh Hà Tiên cũ. Nơi đây có gần 200 hòn đảo lớn nhỏ với hệ thống bãi biển, sông núi và kênh rạch trù phú. Nhờ vào sự ưu ái của thiên nhiên, Kiên Giang có nhiều danh lam thắng cảnh rất nổi tiếng như đảo Phú Quốc, Nam Du, Bà Lụa, đảo Hải Tặc, bãi biển Hà Tiên, Kiên Lương… luôn sẵn sàng chờ bạn đến tham quan, du lịch.

Câu 3: Câu trả lời đúng đáp án C: Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, rộng 57.300 ha, dân số gần 200.000 – nhiều nhất trong các đảo. Thành phố này này có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Dương Đông, phường An Thới và 7 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu. Nằm ở một trong những ngư trường lớn nhất cả nước là vịnh Thái Lan, Phú Quốc thuận lợi phát triển đánh bắt thủy hải sản. Đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, thu hút hàng triệu lượt khách ghé thăm mỗi năm.

Câu 4: Câu trả lời đúng đáp án A: Hòn đảo có diện tích khoảng 3,65 km² và dân số khoảng 2.300 người. Huyện đảo có mật độ dân số cao nhất là Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Lý Sơn có diện tích khoảng 10,39km2, dân số trên 22.000 người. Với hơn 2.000 người mỗi km2, đây là huyện đảo có mật độ dân số cao nhất trong 12 huyện đảo của Việt Nam.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Câu 5: Câu trả lời đúng đáp án A: Với khoảng 367 hòn đảo lớn, nhỏ, Cát Bà – quần đảo nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh là quần đảo có nhiều đảo nhất. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ cả Vườn Quốc gia Cát Bà, Khu bảo tồn biển và Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với sự đa dạng về sinh học, Cát Bà là nơi cư trú của 3.800 loài động, thực vật với 81 loài được xếp vào nguy cấp, quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, Sách đỏ Thế giới và Danh mục các loài sinh vật cần được bảo vệ.

Câu 6: Câu trả lời đúng đáp án B: Quần đảo Trường Sa – Khánh Hòa, nằm giữa biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia; cách Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý.

Câu 7: Câu trả lời đúng đáp án B: Huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa hiện có 9 ngôi chùa tại 9 đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Tây A, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Trường Sa Lớn. Song Tử Tây được xem là ngôi chùa lớn nhất được tôn tạo, sửa chữa lại từ năm 2007. Chùa có kiến trúc mái cong, lợp ngói giống như các ngôi chùa miền Bắc.

Câu 8: Câu trả lời đúng đáp án C: Khu Bảo tồn biển Nam Yết, thuộc huyện Trường Sa – Khánh Hòa, ở tọa độ 10°11’00” vĩ độ Bắc và 114°21’42” kinh độ Đông. Khu Bảo tồn biển Nam Yết có tổng diện tích là 35.000 ha, trong đó diện tích biển là 20.000 ha và toàn bộ diện tích đảo rạn san hô Nam Yết 15.000 ha. Khu Bảo tồn biển đảo Nam Yết nằm ở phía Nam cụm đảo Nam Yết, cách TP Nha Trang khoảng 450 km về phía Đông Nam, có tầm quan trọng kinh tế đối với nghề đánh bắt hải sản xa bờ. Ngoài ra, nó còn có giá trị pháp lý đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia về mặt lãnh thổ và tài nguyên môi trường.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})
  • Ông tổ của ngành y học phương Tây là ai?
  • Kì dị bộ lạc ẩn mình trong rừng sâu, hỏa táng, lấy tro người chết làm thức ăn
  • Bí ẩn bộ tộc có tài thôi miên, ăn ngủ cùng rắn cực độc

Ảnh vệ tinh Dubai trước và sau trận lụt “tận thế”

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Lượng mưa lớn chưa từng thấy đã nhấn chìm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào tuần trước, khiến cuộc sống ở Dubai và nhiều nơi khác trong khu vực rơi vào cảnh bế tắc.

Ngập lụt sau trận “đại hồng thủy” ở Dubai dữ dội đến mức các vệ tinh có thể quan sát từ không gian vài ngày sau khi mây tan và những giọt mưa cuối cùng rơi xuống, CNN đưa tin hôm 22/4.

Vệ tinh Landsat 9 (đồng sở hữu bởi NASA và Cục Khảo sát Địa chất Mỹ) đã bay qua UAE hôm 19/4 – chưa đầy hai ngày sau khi mưa ngớt – để chụp ảnh những vũng nước lớn đọng ở khắp nơi.

Khu vực Jebel Ali, ngoại ô phía Nam Dubai, trước và sau trận lụt lịch sử.
Khu vực Jebel Ali, ngoại ô phía Nam Dubai, trước và sau trận lụt lịch sử. (Ảnh: NASA).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Theo quan sát của vệ tinh, chúng có màu xanh đậm, thể hiện rõ sự tương phản giữa dòng nước lũ và nền đất khô của khu vực – vốn có màu nâu nhạt hoặc nâu ánh hung đen. Trong ảnh, lũ lụt hiển thị ở phần cực Nam của Dubai, còn trung tâm đô thị hóa cao của nước này thì không được ghi nhận.

Những bức ảnh được chụp bằng màu nhân tạo của Landsat 9 nhằm làm bật sự xuất hiện của nước trên nền đất khô. Do đó, màu sắc hiển thị không chính xác như khi nhìn từ không gian xuống, nhưng giúp người xem ảnh dễ nhận diện sự khác biệt trước – sau trận lũ trên vùng đất.

Vệ tinh cũng ghi lại cảnh lũ lụt dữ dội ở Abu Dhabi (thủ đô của UAE). Những vùng nước nhỏ, nông sẽ có màu xanh nhạt. Các vùng nước lớn, sâu hơn lại có màu xanh đậm.

Ảnh vệ tinh trước và sau trận mưa lịch sử ở Abu Dhabi.
Ảnh vệ tinh trước và sau trận mưa lịch sử ở Abu Dhabi. (Ảnh: NASA).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Phần lớn đất khô màu nâu cũng xuất hiện thêm màu xanh nhạt sau trận mưa. Điều này cho thấy mặt đất ở nhiều khu vực vẫn giữ được độ ẩm do mưa, ngay cả khi chúng không bị ngập hoàn toàn.

Hãng tin WAM của UAE đã gọi trận mưa hôm 16/4 là “một sự kiện thời tiết lịch sử”, vượt qua “bất kỳ ghi nhận nào kể từ khi dữ liệu được thu thập vào năm 1949”.

Theo Trung tâm Khí tượng quốc gia UAE, lượng mưa 254 mm được ghi nhận trong chưa đến 24 giờ ở thành phố Al Ain, một phần của Tiểu vương quốc Abu Dhabi, giáp Oman. Tại sân bay quốc tế Dubai ngày 16/4, lượng mưa đo được gần 100 mm chỉ trong 12 tiếng, tương đương lượng mưa hai năm của thành phố.

Những đợt mưa lớn bất thường như thế này sẽ trở nên thường xuyên hơn vì biến đổi khí hậu do con người gây ra. Khi bầu không khí tiếp tục ấm lên, nó có thể hấp thụ nhiều hơi ẩm như một chiếc khăn, sau đó tỏa ra dưới dạng những cơn mưa lũ cực đoan hơn.

  • Dubai bỗng ngập lụt kinh hoàng: Siêu xe trôi nổi trên phố, máy bay “lướt trên mặt nước”
  • Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?
  • Giữa nắng nóng hơn 50 độ C, UAE thành công tạo mưa như trút nước

Bức ảnh kỳ dị về Mặt trăng được chụp bởi cặp vệ tinh thử nghiệm của Trung Quốc

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Các vệ tinh Mặt trăng thử nghiệm Tiandu-1 và 2 của Trung Quốc đang thử nghiệm công nghệ liên lạc và điều hướng Mặt trăng. Gần đây, họ đã chia sẻ hình ảnh kỳ dị về bề mặt Mặt trăng với Trái đất ở hậu cảnh.

Một cặp vệ tinh thử nghiệm nhỏ đã bắt đầu các thử nghiệm liên quan đến dịch vụ liên lạc và điều hướng Mặt trăng trong tương lai cho tham vọng lên Mặt trăng của Trung Quốc.

Hình ảnh kỳ dị về mặt trăng.
Hình ảnh kỳ dị về Mặt trăng. (Ảnh: CNSA/DSEL).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Các vệ tinh Tiandu-1 và Tiandu-2 được phóng lên Mặt trăng cùng với vệ tinh chuyển tiếp liên lạc Mặt trăng Queqiao-2 trên tên lửa Trường Chinh 8 vào ngày 19/3 vừa qua. Tàu vũ trụ sau này sẽ hỗ trợ một sứ mệnh lớn – Hằng Nga 6, có thể khởi động ngay trong tháng tới.

Phòng thí nghiệm thám hiểm không gian sâu của Trung Quốc (DSEL) cho biết vào ngày 13/4 rằng, vệ tinh Tiandu-1 và Tiandu-2 đã thực hiện các thử nghiệm về khả năng truyền và định tuyến có độ tin cậy cao giữa Trái đất và bề mặt Mặt trăng.

Một trong hai vệ tinh này cũng truyền đi một hình ảnh hồng ngoại cho thấy phía xa của Mặt trăng có nhiều miệng hố, bao gồm cả hình ảnh của một hành tinh xa xôi là Trái đất.

Cặp đôi vệ tinh Tiandu đi vào quỹ đạo Mặt trăng vào ngày 3/4 và đang bay cách nhau khoảng 200km. Tiandu-1 nặng 61 kg và được trang bị bộ liên lạc tần số kép băng tần Ka, bộ phản xạ tia laser và bộ định tuyến không gian. Tiandu-2 nặng 15 kg và mang theo các thiết bị liên lạc và dẫn đường.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

DSEL tuyên bố rằng, các vệ tinh thử nghiệm sẽ tiến hành thêm các thí nghiệm về công nghệ điều hướng và liên lạc trên Mặt trăng. Các kết quả sẽ hướng dẫn việc thiết kế và xây dựng Trạm nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (ILRS) theo kế hoạch và chòm sao vệ tinh Queqiao để liên lạc, điều hướng và viễn thám trên Mặt trăng.

  • Loài rắn hiền lành với con người, nhưng lại là khắc tinh của rắn độc
  • Cậu bé nhặt được hòn than đen sì, chuyên gia kiểm định 10 năm mới kết luận: Đây là bảo vật duy nhất trên thế giới
  • “Kẻ hủy diệt Bitcoin” – Máy tính lượng tử thật ra là gì?

Tại sao xe buýt không trang bị dây an toàn cho hành khách?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Xe buýt thường lớn hơn và nặng hơn các loại ô tô khác, điều này khiến chúng ít có khả năng bị hư hại khi va chạm. Ngoài ra, các ghế trên xe buýt thường được bố trí cách đều nhau, giúp hấp thụ tác động của va chạm hoặc dừng đột ngột.

Sức mạnh của dây an toàn

Dây đai an toàn, là một loại thiết bị an toàn được lắp đặt trên ô tô để đảm bảo rằng người ngồi trên ghế vẫn được an toàn trước mọi chuyển động có hại có thể xảy ra do va chạm mạnh, dừng đột ngột hoặc tai nạn.

Dây đai an toàn đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tối đa hiệu quả của túi khí khi xảy ra tai nạn. Nó giữ cho hành khách ở một vị trí đảm bảo túi khí có thể hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, dây an toàn mang lại cảm giác thoải mái khi lái xe bằng cách ngăn ngừa lắc lư hoặc giật khi rẽ.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Tuy nhiên, điều khó hiểu là xe buýt chở nhiều hành khách hơn lại không có dây an toàn. Chẳng phải việc đảm bảo an toàn cho họ không phải quan trọng hơn sao?

Dây an toàn
Dây an toàn được chứng minh là một trong những thiết bị an toàn hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu thương vong và chấn thương trong tai nạn xe hơi. Ước tính dây an toàn đã cứu sống hơn một triệu người trên toàn thế giới. Và ở thời điểm hiện tại, đây được coi là trang bị tiêu chuẩn trên tất cả các xe mới ở hầu hết các quốc gia.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

An toàn của hành khách trên xe buýt

Vì chúng ta đang nói về việc lắp dây an toàn trên xe buýt, trước tiên chúng ta hãy xem xét các biện pháp an toàn mà xe buýt được trang bị so với các phương tiện ô tô khác. Xe buýt được thiết kế để an toàn hơn hầu hết các phương tiện khác trên đường. Chúng nặng hơn và lớn hơn, khiến chúng ít bị hư hại hơn trong trường hợp va chạm.

Ngoài ra, xe buýt thường di chuyển với tốc độ thấp hơn so với các phương tiện có kích thước tương tự, giúp giảm nguy cơ tai nạn. Điều này là do khối lượng của một vật tỷ lệ thuận với động lượng của nó. Do đó, một phương tiện nặng hơn, như xe buýt, sẽ có nhiều động lượng hơn ở tốc độ thấp hơn, khiến nó ổn định hơn và ít có khả năng bị hư hỏng ngay cả khi va chạm.

Một yếu tố khác góp phần mang lại sự an toàn cho hành khách trên xe buýt là hành khách ngồi khá cao so với mặt đất, một đặc điểm an toàn tự nhiên cực kỳ quan trọng. Vì vậy, trong trường hợp xảy ra rủi ro, rất có thể tác động sẽ được hấp thụ bởi sàn xe buýt chứ không phải người ngồi trên xe.

Một số xe buýt được trang bị các hệ thống an toàn khác thay vì dây an toàn
Một số xe buýt được trang bị các hệ thống an toàn khác thay vì dây an toàn cho tất cả hành khách, ví dụ như ghế có đệm an toàn hoặc hệ thống giữ người bằng dây đai. Các chiến dịch nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cũng được thực hiện để khuyến khích hành khách trên xe buýt chú ý đến sự an toàn của bản thân và tuân thủ các quy tắc an toàn.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Lý do xe buýt không có dây an toàn

Trên thực tế, rất nhiều quốc gia cho rằng dây an toàn là không cần thiết trên xe buýt do nó có nhiều ngăn. Tính năng này đảm bảo các ghế được lắp đặt ở khoảng cách bằng nhau, tạo ra các khoang nhỏ tách biệt hành khách.

Điều này giống như việc trứng được bảo vệ khỏi bị hư hại bằng cách tách và chia thành các ngăn nhỏ trong khay đựng. Thiết kế này khá giống ở xe buýt; Ghế trước mặt bạn đủ cao và thường được đệm êm ái để ngăn bạn chuyển động về phía trước trong trường hợp dừng đột ngột hoặc va chạm.

Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp an toàn bị động và không đảm bảo an toàn tuyệt đối.


Quy định về việc trang bị dây an toàn cho xe buýt khác nhau tùy theo quốc gia và khu vực
. Ở một số nơi, xe buýt chỉ được yêu cầu trang bị dây an toàn cho tài xế và phụ lái, hoặc cho một số vị trí ghế ngồi nhất định. Và việc ban hành quy định bắt buộc trang bị dây an toàn cho tất cả hành khách trên xe buýt cần được cân nhắc kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật, an toàn và kinh tế.

Tuy nhiên, một trong những lý do chính khiến cho xe buýt không được trang bị dây an toàn là chi phí. Các nghiên cứu do Đại học Alabama và Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) thực hiện cho thấy rằng việc bổ sung dây an toàn sẽ làm tăng chi phí xe buýt mà không cải thiện đáng kể đến sự an toàn của hành khách.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Hơn nữa, một báo cáo của NHTSA cho thấy rằng xe buýt thường có kích thước lớn hơn nhiều so với ô tô thông thường, với nhiều chỗ ngồi và cấu trúc nội thất phức tạp hơn. Việc lắp đặt dây an toàn cho tất cả các vị trí ngồi sẽ đòi hỏi nhiều thay đổi về thiết kế và kỹ thuật, dẫn đến chi phí cao và khó khăn trong việc thi công. Việc lắp đặt và bảo trì dây an toàn cho tất cả hành khách trên xe buýt có thể tốn kém cho các công ty vận tải. Theo đó, chi phí này có thể được chuyển sang giá vé xe buýt, khiến việc đi lại bằng xe buýt trở nên đắt đỏ hơn cho hành khách.

Và trên thực tế, hiệu quả của dây an toàn trong việc bảo vệ hành khách trên xe buýt vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu cho thấy dây an toàn có thể giúp giảm thiểu thương vong và chấn thương trong tai nạn xe buýt, nhưng những nghiên cứu khác lại cho thấy tác dụng của nó không đáng kể.

  • Chiếc xe buýt dài nhất thế giới
  • Những kĩ năng giúp bạn sống sót khi ngồi trong xe khách gặp tai nạn
  • Xe buýt điện điều khiển qua ăngten

Khám phá hang động mới được phát hiện có thạch nhũ siêu đẹp ở Thanh Hóa

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trong quá trình khai thác đá tại xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hoá), một doanh nghiệp đã phát hiện hang động với hệ thống nước ngầm, nhiều nhũ thạch tự nhiên…

Trước đó, núi Đụn được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép khai thác mỏ đá cho Công ty TNHH Tiến Thịnh, trong diện tích mỏ được cấp có 2 cửa đi vào hang trong lòng núi Đụn (phía Tây Bắc).

Vị trí phát hiện hang động ở núi Đụn.
Vị trí phát hiện hang động ở núi Đụn.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Kết quả kiểm tra thực tế, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hoá cho thấy, đây là một hang động có suối nước ngầm chảy bên trong và nhiều thạch nhũ đá tự nhiên rất đẹp và cần được bảo tồn, phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch của địa phương. Việc khai thác đá tại núi Đụn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hang đá (hang bị lấp, sập do đá lăn, đá lở).

Đây là một hang động có suối nước ngầm chảy bên trong

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Hang mới ở núi Đụn
Sau khi có báo cáo của các cơ quan chức năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã ban hành văn bản tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi tại núi Đụn thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Phía bên trong hang mới phát hiện.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Phía bên trong hang mới phát hiện.
Phía bên trong hang mới phát hiện.

Việc tạm dừng khai thác tại đây để các đơn vị có liên quan cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá cụ thể, toàn diện đối với núi Đụn vì trong quá trình khai thác đã phát hiện một hang động mới.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Hiện Sở VHTTDL Thanh Hóa đã có văn bản giao Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản văn hoá Thanh Hoá chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá toàn diện về quy mô, giá trị, ý nghĩa lịch sử, văn hoá, di sản, du lịch (nếu có) đối với hang động trên và báo cáo kết quả về Sở VHTTDL trước ngày 30/5.

  • Ol Doinyo Lengai – Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
  • Núi lửa ở cực Nam thế giới phun ra bụi vàng, lượng vàng mỗi ngày giá trị bao nhiêu?
  • Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Phong Nha – Kẻ Bàng

Vì sao NASA muốn lập múi giờ cho Mặt trăng?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Chính phủ Mỹ giao nhiệm vụ cho Cơ quan Vũ trụ NASA lập múi giờ chuẩn cho Mặt trăng, sẽ được gọi là Giờ Mặt trăng phối hợp (CLT).

Trong bản ghi nhớ công bố ngày 2/4, Văn phòng Chính sách khoa học và công nghệ Mỹ (OSTP) cho biết, các cơ quan liên bang sẽ tiêu chuẩn hóa thời gian trên các thiên thể, với trọng tâm ban đầu là Mặt trăng và các sứ mệnh trong quỹ đạo của Mặt trăng. NASA dự kiến sẽ hoàn thành CLT vào năm 2026.

Nhiều quốc gia đang chạy đua khám phá tiềm năng của Mặt trăng.
Nhiều quốc gia đang chạy đua khám phá tiềm năng của Mặt trăng. (Ảnh: Getty)

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Theo thuật ngữ thông thường, con người cần một hệ thống đồng bộ hóa thời gian trên Trái đất với thời gian trên Mặt trăng, vì lực hấp dẫn trên Mặt trăng thấp hơn khiến thời gian trên đó di chuyển nhanh hơn một chút so với trên Trái đất – chỉ 58,7 micro giây sau 24 giờ Trái đất.

Đây không phải là khoa học viễn tưởng, dù nó được đưa vào những phim bom tấn Hollywood như Interstellar. Tốc độ thời gian trôi chịu tác động của trọng lực.

Mặc dù nhỏ, nhưng khác biệt về thời gian có thể gây ra vấn đề trong việc đồng bộ hóa các vệ tinh và trạm vũ trụ trên quỹ đạo Mặt trăng.

Con người trên Trái đất sử dụng UTC (Giờ phối hợp quốc tế) để đồng bộ hóa các múi giờ trên toàn thế giới. UTC được xác định bởi hơn 400 đồng hồ nguyên tử trong những “phòng thí nghiệm thời gian” ở khoảng 30 quốc gia trên thế giới. Đồng hồ nguyên tử sử dụng sự rung động của các nguyên tử để đạt được độ chính xác cực cao trong đo lường thời gian.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Đồng hồ nguyên tử tương tự sẽ được đặt trên Mặt trăng để có thể đo thời gian chính xác.

Dù không đề cập đến múi giờ trên các hành tinh khác, nhưng vào năm 2019, sứ mệnh Đồng hồ nguyên tử không gian sâu (DSAC) của NASA đã thử nghiệm đồng hồ nguyên tử để cải thiện khả năng điều hướng của tàu vũ trụ trong không gian sâu.

Sứ mệnh DSAC được tên lửa Falcon Heavy của SpaceX phóng lên vào ngày 22/6/2019. Tên lửa đã thử nghiệm đồng hồ nguyên tử trên quỹ đạo Trái đất trong 1 năm.

Nhiệm vụ kết thúc thành công vào năm 2021, với đồng hồ nguyên tử trên tàu duy trì thời gian và định vị chính xác.

  • NASA nhận nhiệm vụ thiết lập thời gian chuẩn trên Mặt trăng
  • Một ngày trên Mặt trăng của các phi hành gia sẽ diễn ra như thế nào?
  • Việc đổi múi giờ gây tranh cãi trên toàn cầu

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Canada tiết lộ: Có một nền văn minh chưa được biết đến ẩn dưới lớp băng ở Nam Cực?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Thông tin về việc cựu Bộ trưởng Quốc phòng Canada tiết lộ về nền văn minh bí ẩn dưới lớp băng Nam Cực hiện đang lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và các trang tin tức. Tuy nhiên, tính xác thực của thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng và cần được xem xét một cách cẩn trọng.

Ở Nam Cực xa xôi, có một thế giới cổ xưa và bí ẩn ẩn giấu. Thế giới này hầu hết mọi người đều không biết đến và sự tồn tại của nó dường như chỉ thuộc về thần thoại và truyền thuyết. Nhưng khi tài liệu mật của cựu bộ trưởng quốc phòng Canada vô tình bị lộ, những truyền thuyết này đột nhiên trở thành sự thật.

Tài liệu mô tả một cảnh tượng đáng kinh ngạc: dưới lớp băng không phải là sự im lặng trống rỗng, mà là một nền văn minh đang hoạt động, vương quốc của người thằn lằn, cùng tồn tại với một kim tự tháp khổng lồ, không chỉ là biểu tượng cho nền văn minh của họ, mà còn là nguồn gốc của nền văn minh của họ.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Tin tức này khi được tiết lộ, lập tức gây náo động khắp thế giới. Mọi người bắt đầu đặt câu hỏi, liệu chúng ta có thực sự biết nhiều về Trái đất như chúng ta nghĩ không? Có phải một số chương quan trọng bị thiếu trong sách lịch sử của chúng ta không?

Theo hiểu biết khoa học hiện tại, Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày hàng km, khiến việc tồn tại của một nền văn minh cổ đại ở đây trở nên khó có thể.

Vương quốc của người thằn lằn được đoàn thám hiểm Canada tình cờ phát hiện trong chuyến thám hiểm Nam Cực. Họ phát hiện ra một vết nứt lớn dưới lớp băng, với ánh sáng mờ nhạt phát ra từ sâu trong vết nứt, như muốn mời gọi con người bước vào một thế giới khác.

Sau khi chuẩn bị kỹ càng, cuối cùng đoàn thám hiểm quyết định tiến vào khe nứt này. Họ xuyên qua lớp băng dày và đến một không gian hoàn toàn khác. Không khí ở đây tràn ngập sự huyền bí, những bức tường băng xung quanh được khắc những biểu tượng và hoa văn kỳ lạ. Những điều này cho thấy thứ họ sắp khám phá không chỉ là một hiện tượng tự nhiên mà còn là di tích của một nền văn minh.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Khi họ đi sâu hơn, nhiệt độ dần dần tăng lên và môi trường đóng băng ban đầu trở nên ấm hơn. Họ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện một hệ thống hang động khổng lồ được làm nóng bằng địa nhiệt. Những tảng đá trong hang phát sáng màu đỏ, soi sáng con đường phía trước. Hệ thống hang động này dường như là do con người tạo ra vì nó có cấu trúc rất đều đặn và có nhiều điểm đánh dấu dọc đường đi.

Đĩa bay
Chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào xác nhận sự tồn tại của nền văn minh bí ẩn dưới lớp băng Nam Cực. Các nhà khoa học cũng chưa từng công bố bất kỳ phát hiện nào liên quan đến vấn đề này.

Khi đoàn thám hiểm tiến sâu hơn vào hang động, họ tìm thấy thêm bằng chứng cho thấy một nền văn minh phát triển cao từng tồn tại ở đây. Họ phát hiện ra những bức tranh trên tường hang động mô tả những sinh vật giống thằn lằn theo phong cách rất độc đáo và không phù hợp với bất kỳ nền văn minh cổ đại nào được biết đến.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Nhóm thám hiểm dựa trên nội dung của các bức tranh phỏng đoán rằng nền văn minh dưới lòng đất này có thể là một vương quốc được xây dựng bởi người thằn lằn (Lizardmen). Họ phát hiện ra rằng Lizardmen có một hệ thống liên lạc phức tạp có thể nhanh chóng truyền tải thông điệp khắp vương quốc. Họ cũng phát hiện ra rằng người thằn lằn sở hữu công nghệ y tế phát triển cao và có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh vẫn gây tử vong cho con người.

Điều gây sốc nhất là người thằn lằn dường như có một số hiểu biết về sự tồn tại của con người. Hồ sơ lịch sử của họ bao gồm những quan sát và nghiên cứu về xã hội loài người. Những hồ sơ này cho thấy họ luôn theo dõi chặt chẽ nền văn minh nhân loại trên mặt đất, mặc dù họ đã chọn cách giữ khoảng cách và giữ bí mật.

Người thằn lằn dường như có một số hiểu biết về sự tồn tại của con người.
Người thằn lằn dường như có một số hiểu biết về sự tồn tại của con người. (Ảnh minh họa).

Sâu trong vương quốc của Lizardmen có một kim tự tháp bí ẩn. Nó là trung tâm của nền văn minh dưới lòng đất này và là biểu tượng cho sức mạnh công nghệ của họ. Kim tự tháp này không giống bất kỳ cấu trúc nào trong lịch sử loài người và sự tồn tại của nó dường như thách thức sự hiểu biết của chúng ta về thời gian, không gian và thậm chí cả các định luật vật lý.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Bề mặt của kim tự tháp được bao phủ bởi một loại vật liệu kim loại không xác định, ổn định trong môi trường khắc nghiệt và có đặc tính dẫn năng lượng cao. Bên trong kim tự tháp là một thế giới chứa đầy những công nghệ chưa được biết đến, nơi ẩn giấu trí tuệ hàng ngàn năm của nền văn minh người thằn lằn.

Cấu trúc bên trong của kim tự tháp rất phức tạp, có vô số phòng và hành lang, mọi ngóc ngách đều đầy bí ẩn. Nhóm thám hiểm đã phát hiện ra nhiều điều đáng kinh ngạc ở đây: một số phòng chứa đầy những loại cây kỳ lạ vẫn có thể sinh trưởng và phát triển mà không cần ánh sáng Mặt trời; một số phòng chứa đầy các thiết bị cơ khí phức tạp khác nhau. Ở trung tâm của kim tự tháp có một lõi năng lượng khổng lồ. Lõi năng lượng này tỏa ra ánh sáng chói lóa. Nó không chỉ cung cấp năng lượng cho toàn bộ vương quốc mà còn bảo vệ vương quốc khỏi sự can thiệp từ bên ngoài.

Nền văn minh Lizardmen
Nhóm thám hiểm suy đoán rằng lõi năng lượng này có thể sử dụng một số công nghệ tổng hợp hạt nhân tiên tiến hoặc có thể là một dạng năng lượng nào đó mà chúng ta chưa hiểu rõ. Các bức tường của kim tự tháp được bao phủ bởi các chữ tượng hình và hoa văn kể về lịch sử của nền văn minh Lizardmen và vũ trụ học của họ. Các nhà ngôn ngữ học và sử học trong chuyến thám hiểm đã nghiên cứu điều này và rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng những mô hình này chứa đựng những mô tả về các thiên hà, chuyển động của hành tinh và thậm chí cả các lỗ đen, cho thấy người thằn lằn có hiểu biết rất sâu sắc về vũ trụ.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Điều gây sốc nhất là trong một số căn phòng của kim tự tháp, đoàn thám hiểm đã phát hiện ra một số thiết bị tương tự như cổng dịch chuyển. Những thiết bị này dường như có thể kết nối với các phần khác của vũ trụ, thậm chí với các chiều không gian khác. Mặc dù những thiết bị này vẫn chưa thể được kích hoạt nhưng sự tồn tại của chúng khiến người ta tự hỏi liệu Lizardmen có làm chủ được công nghệ du hành giữa các thiên hà hay thậm chí là xuyên không gian hay không.

Sau khi khám phá vương quốc người thằn lằn bí ẩn dưới lớp băng Nam Cực và kim tự tháp vô danh, đoàn thám hiểm rời khỏi thế giới bên trong Trái đất kỳ diệu này. Sau khi trở về, đoàn thám hiểm được yêu cầu đi đến phòng họp của chính phủ để kể lại chi tiết những trải nghiệm của mình.

Nền văn minh bí ẩn dưới lớp băng Nam Cực
Thông tin về nền văn minh bí ẩn dưới lớp băng Nam Cực có thể là một phần của các giả thuyết âm mưu thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội.
Các giả thuyết này thường dựa trên suy đoán và thiếu bằng chứng khoa học, và có thể gây hiểu lầm cho công chúng.

Báo cáo kéo dài bốn giờ, trong đó nhóm thám hiểm cũng trải qua một cuộc điều tra bằng máy đo nói dối, kết quả cho thấy họ không nói dối. Từ đó trở đi, đoàn thám hiểm bị nghiêm cấm kể cho bất kỳ ai về trải nghiệm này, cho đến khi tài liệu mật của cựu bộ trưởng quốc phòng Canada vô tình bị lộ ra ánh sáng.

Vậy thế giới bên trong Trái đất có thực sự tồn tại? Những người khác nhau chắc chắn sẽ có quan điểm và ý kiến khác nhau. Ý tưởng về thế giới bên trong Trái đất không phải là một hiện tượng mới xuất hiện. Nó thực sự có nguồn gốc văn hóa và lịch sử phong phú và đầy màu sắc. Từ thời cổ đại đến thời hiện đại, các dân tộc khác nhau trên thế giới đều có những huyền thoại, truyền thuyết và mô tả về thế giới bên trong Trái đất.

Một số người tin rằng thế giới bên trong Trái đất là một sự tồn tại có thật và bí ẩn, trong khi một số người lại tin rằng thế giới bên trong Trái đất là một khái niệm hư cấu và phi lý. Độ sâu sâu nhất mà con người đào được dưới lòng đất chỉ hơn 10.000 mét.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Vậy liệu có một thế giới khác ở trung tâm Trái đất? Hiện nay không ai có câu trả lời chính xác. Nhưng nó nhắc nhở chúng ta rằng Trái đất vẫn còn nhiều điều chưa biết. Chúng ta có thể nghĩ mình có tất cả, nhưng trên thực tế, chúng ta chưa biết đủ về hành tinh này.

  • Sự thực về việc phát hiện thành phố ngầm của “người bò sát” ở Los Angeles
  • Bí ẩn ngàn năm tượng người thằn lằn với gương mặt “dị dạng”
  • Top 5 hiện vật bí ẩn được phát hiện ở các nghĩa địa cổ

Thước phim về cuộc chiến đầu tiên giữa AI và phi công

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Một chiếc tiêm kích F-16 do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển tham gia trận không chiến đầu tiên với máy bay F-16 khác do người lái.

Diễn tập không chiến giữa máy bay X-62A và máy bay do người lái. (Video: DARPA)

Cơ quan Nghiên cứu dự án quốc phòng tiên tiến Mỹ (DARPA) chia sẻ thước phim về cuộc diễn tập diễn ra hồi tháng 9 năm ngoái tại Trường đào tạo phi công thử nghiệm của Không quân Mỹ tại Căn cứ Không quân Edwards, New Atlas hôm 22/4 đưa tin. Đây là một phần trong chương trình Air Combat Evolution (ACE) của DARPA.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Để tạo ra hệ thống điều khiển tự động với năng lực tương đương các phi công, DARPA bắt đầu chương trình ACE với X-62A, hay còn gọi là Máy bay thử nghiệm mô phỏng thay đổi trong lúc bay (VISTA). Đây là phiên bản dựa trên tiêm kích F-16D của Lockheed Martin trang bị hệ thống điện tử hàng không Block 40 và nhiều sửa đổi khác cho phép tích hợp AI. Phương tiện đã chứng minh khả năng bay nhiều giờ mà không cần người điều khiển, nhưng mục tiêu của Không quân Mỹ không dừng lại ở đó.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Chương trình ACE hướng tới sử dụng học máy như một giải pháp thay thế con người. Trong đó, AI có thể điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu lịch sử và kinh nghiệm trong hệ thống tương tác. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong tình huống biến động với quy tắc không rõ ràng và kết quả khó dự đoán. Dù trận không chiến có thể không giống chiến tranh hiện đại, đây là cách tốt để thử nghiệm AI bởi những trận chiến như vậy rất phức tạp và không thể đoán trước. Nó đòi hỏi AI phải tuân thủ quy định dành cho huấn luyện phi công. Diễn tập không chiến ở độ cao 600m và tốc độ 1.900km/h cần quy định nghiêm ngặt về an toàn do rất tốn kém và dễ gây rối loạn khi máy bay chiến đấu đâm vào nhau hoặc đâm vào cầu hay nhà cửa.

Các thử nghiệm không chiến tiếp tục diễn ra trong năm nay sẽ giúp điều chỉnh AI, thiết lập nền tảng đạo đức để sử dụng hệ thống như vậy, nghiên cứu cách đo và dự đoán lòng tin của con người đối với AI. Dù AI phụ trách điều khiển X-62A, luôn có phi công đảm bảo an toàn trong buồng lái. Tính đến nay, chương trình đã tạo ra hơn 100.000 dòng thay đổi phần mềm quan trọng trong 21 chuyến bay thử.

Nếu thành công, ACE có thể dẫn tới sự ra đời của những hệ thống AI giúp nâng phi công tới vai trò chỉ huy nhiệm vụ, giám sát những mặt quan trọng hơn của công việc trong khi AI phụ trách cầm lái và tham gia chiến đấu.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})
  • AI đánh bại phi công trong cuộc đua lái drone
  • Phi công AI đánh bại con người trong trận không chiến
  • Top 11 ứng dụng trong quân sự đáng sợ nhất của Trí tuệ nhân tạo

Đài Loan chịu hơn 80 trận động đất trong đêm

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Hơn 80 trận động đất, mạnh nhất là 6,3 độ, đã tấn công bờ biển phía đông Đài Loan bắt đầu từ tối 22-4 đến rạng sáng 23-4.

Theo Hãng tin Reuters, một số trận động đất đã gây rung chuyển các tòa nhà ở thành phố Đài Bắc của Đài Loan.

Nhiều nhà cửa bị hư hại sau các trận động đất liên hoàn ở Đài Loan
Nhiều nhà cửa bị hư hại sau các trận động đất liên hoàn ở Đài Loan vào đêm 22/4 rạng sáng 23/4. (Ảnh: Sở Cứu hỏa Đài Loan).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trận động đất mạnh đầu tiên, có cường độ 5,5 độ, xảy ra khoảng 17h08 ngày 22-4 theo giờ địa phương, tức 16h08 theo giờ Việt Nam, theo cơ quan quản lý thời tiết của Đài Loan.

Tiếp sau đó là một loạt dư chấn và động đất, trong đó hai cơn mạnh nối tiếp nhau vào khoảng 2h30 ngày 23-4 theo giờ địa phương, tức 1h30 theo giờ Việt Nam.

Ông Olivier Bonifacio, một du khách lưu trú tại Đài Bắc, nói với AFP: “Tôi đang rửa tay thì đột nhiên cảm thấy chóng mặt”.

“Tôi bước vào phòng và nhận thấy tòa nhà rung chuyển và nghe thấy tiếng bàn cọt kẹt”, ông Bonifacio nói và cho biết thêm rằng đó là lúc ông nhận ra đấy là một cơn dư chấn khác.

Theo Hãng tin AFP, một trận động đất mạnh 6,0 độ đã xảy ra lúc 2h26 sáng theo giờ địa phương, sau đó sáu phút là trận động đất mạnh 6,3 độ.

Trong khi đó, Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ ghi nhận trận động đất đầu tiên có cường độ 6,1 độ, tiếp theo là cường độ 6,0.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Các trận động đất tập trung ở huyện Hoa Liên phía Đông, nơi phần lớn là vùng nông thôn. Cũng tại Hoa Liên hôm 3-4, ít nhất 14 người đã thiệt mạng sau trận động đất mạnh 7,2 độ.

Đài Loan đã phải hứng chịu hàng trăm dư chấn kể từ đó.

Sáng sớm 23-4, Sở Cứu hỏa Hoa Liên cho biết một khách sạn vốn đã bị hư hại vào ngày 3-4 và không còn hoạt động hiện đang hơi nghiêng về một bên. Tuy nhiên, không có báo cáo về bất kỳ thương vong nào.

Đài Loan nằm gần điểm giao nhau của hai mảng kiến tạo và thường xuyên xảy ra động đất.

Hơn 100 người đã thiệt mạng trong trận động đất ở miền nam Đài Loan năm 2016, trong khi một trận động đất mạnh 7,3 độ đã giết chết hơn 2.000 người tại đây vào năm 1999.

  • Đài Loan rung chuyển vì trận động đất 6,7 độ Richter
  • 2 người chết, 200 bị thương sau vụ động đất rung chuyển Đài Loan
  • Bằng cách nào tòa nhà cao hơn 500 mét này vẫn “sống sót” sau trận động đất mạnh nhất 25 năm qua tại Đài Loan?