Tiểu hành tinh 610m lao đến Trái đất, tối nay có thể nhìn thấy

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu hành tinh 2013 NK4 được xếp vào nhóm “có khả năng gây nguy hiểm” vừa có cú áp sát Trái đất.

Theo Live Science, người quan sát thiên văn ở nước Mỹ sẽ có cơ hội nhìn thấy tiểu hành tinh này trên bầu trời bằng kính thiên văn cá nhân trong 3 đêm 15, 16 và 17-4, tức 3 đêm ngay sau cú áp sát Trái đất.

Đêm 15-4 theo giờ miền Đông nước Mỹ – tương ứng với sáng 16-4 theo giờ Việt Nam, người quan sát từ Việt Nam có thể chiêm ngưỡng 2013 NK4 vào tối nay.

Theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, tiểu hành tinh này đã chạm đến điểm gần Trái đất nhất vào lúc 10 giờ 50 phút tối 15-4 theo giờ Việt Nam.

Một tiểu hành tinh lướt qua Trái đất
Một tiểu hành tinh lướt qua Trái đất – (Ảnh đồ họa AI).


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù được phân loại là “có khả năng gây nguy hiểm” nhưng lần này, tiểu hành tinh có biệt danh “sát thủ thành phố” không gây bất kỳ nguy hiểm gì cho chúng ta bởi nó chỉ áp sát với khoảng cách 3,2 triệu km, bằng 8 lần so với khoảng cách Mặt trăng – Trái đất.

Khi lướt qua chúng ta, 2013 NK4 bay với tốc độ lên tới 59.000km/giờ.

Thế nhưng, chắc chắn các cơ quan vũ trụ trên thế giới sẽ phải tiếp tục theo dõi 2013 NK4 trong tương lai, vì nó sẽ còn lướt qua địa cầu nhiều lần nữa.

2013 NK4 được mệnh danh là “sát thủ thành phố” bởi các nhà thiên văn tính toán rằng nó đủ tiêu diệt cả một thành phố nếu va chạm.

Cú tiếp cận gần lần này đem đến cho các nhà khoa học cơ hội vàng để nghiên cứu về 2013 NK4 với các loại radar chuyên dụng, giúp làm sáng tỏ hơn về kích thước, hình dạng cũng như các yếu tố khác liên quan tiểu hành tinh này.

Các ước tính sơ bộ cho thấy chiều rộng ở vị trí lớn nhất của tảng đá này là khoảng 610 m. Tuy được phát hiện từ năm 2013 nhưng dữ liệu về 2013 NK4 rất ít nên ước tính này cũng như dự đoán về hình dạng của nó có thể có sai lệch.


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
  • NASA tiết lộ thông tin tiểu hành tinh cỡ lớn vừa lao gần Trái đất
  • Tiểu hành tinh lướt qua Trái Đất
  • Một tiểu hành tinh có nguy cơ đâm vào Trái đất trong năm 2024

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu “thừa thãi” trên quần jean?

Quần jean là món thời trang thông dụng với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Nó được ưa chuộng bởi mẫu mã, kiểu cách đơn giản, có thể mặc được trong nhiều dịp. Hơn nữa, chất liệu jeans lại khá bền, đứng form, giúp tôn dáng người mặc và chưa bao giờ lỗi mốt.

Với các nàng các cô thì những chiếc túi “dỏm” có nhiệm vụ trang trí, tạo điểm nhấn trên trang phục có lẽ không còn xa lạ. Tuy nhiên, nếu bạn để ý thì trên những chiếc quần jeans, dù là dành cho nam hay nữ hay bất kể thiết kế nào, đều có một chiếc túi bé xíu nằm trong một bên túi trước. Vậy cái túi nhỏ có mà như không này được dùng để làm gì vậy?


Chiếc túi “thừa thãi” này có công dụng gì?


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quần jean thông thường đã có hai túi trước, cộng thêm hai túi sau là đã quá đủ diện tích đựng đồ rồi, chẳng nhẽ các nhà sản xuất quần jean “thừa vải” không biết để vào đâu. Đã có nhiều suy đoán về tác dụng của chiếc túi ấy: đựng tiền xu, đựng vàng và còn được cho là đựng bao cao su.

Và cuối cùng người ta cũng tìm thấy một lời giải thích hợp lý từ chính ông tổ của quần jeans, nhãn hàng Levi’s đã gọi tên chiếc túi kỳ lạ ấy là túi đồng hồ. Đúng như tên gọi, chiếc túi nhỏ bé được Levi Strauss thiết kế để đựng đồng hồ quả quýt, chiếc túi này còn được gọi là túi đồng hồ (fob pocket), khi mà thời ấy đồng hồ đeo tay còn chưa phổ biến.

Sau đó, khi quần jean phổ biến, mọi người có thể thoải mái tận dụng chiếc túi nhỏ đó để đựng những món đồ nhỏ xinh như đồng xu, chìa khoá hoặc đơn giản chỉ coi nó là điểm nhấn của bộ trang phục.

Có người cho rằng chúng rất thích hợp để đựng tiền xu.
Có người cho rằng chúng rất thích hợp để đựng tiền xu.


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng có sáng kiến rằng đây là chỗ "cất giấu" bao cao su hoàn hảo.
Cũng có sáng kiến rằng đây là chỗ “cất giấu” bao cao su hoàn hảo.

Câu trả lời chính xác được đưa ra bởi thương hiệu jeans lớn nhất thế giới Levi's, đây là chiếc túi để đựng đồng hồ quả quýt.
Câu trả lời chính xác được đưa ra bởi thương hiệu jeans lớn nhất thế giới Levi’s, đây là chiếc túi để đựng đồng hồ quả quýt, đơn giản vì khi quần jean ra đời, người ta vẫn chưa sử dụng đồng hồ đeo tay.


(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài chiếc túi nhỏ xíu bên hông, một chi tiết khác của quần jean cũng gây thắc mắc về công dụng, đó là miếng da nhỏ ở vùng thắt lưng. Đây là nơi in logo thương hiệu, miếng da nhỏ này được gọi là Jacron.

Levi’s là thương hiệu tiên phong cho thiết kế này. Ngoài mác quần bên trong, từ năm 1873, “ông trùm quần jean” đã tạo ra miếng da vải nhỏ có in logo, biểu tượng của hãng và may bên ngoài quần. Đây là cách để họ bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của chính mình cũng như cách để người mua dễ dàng phân biệt được hàng chính hãng.

Các hãng khác sau đó cũng làm theo và dần dần, những miếng da nhỏ gần như trở thành chi tiết mặc định của quần jean. Thiết kế này vẫn phổ biến tới tận bây giờ. Thậm chí năm 2018, American Eagle còn mở AE Studio ở thành phố New York (Mỹ) cho phép khách hàng tạo ra Jacron cho riêng mình.

  • Những điều kỳ lạ về dòng sông đang nghi chứa kho báu 3 tấn vàng quân đội Nhật chôn giấu
  • Vì sao suốt 80 năm không ai dám đào mỏ vàng có trữ lượng lớn bậc nhất thế giới?
  • Trong mắt của Nikola Tesla, kim tự tháp Ai Cập thực sự là gì?

Biến đổi khí hậu đảo ngược tiến bộ y học

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Biến đổi khí hậu đang làm đảo ngược tiến bộ y học, đe dọa lớn tới sức khỏe con người, các chuyên gia cho hay.

Nhân loại đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong y học, với việc các nhà nghiên cứu liên tiếp tìm ra các loại vaccine, phương pháp điều trị mới với tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng đang gây ra khủng hoảng kép về khí hậu và y học, đe doạ sức khoẻ của người dân trên Trái đất.

Trong đó, với việc mức nhiệt và độ ẩm tăng, nhiều bệnh dịch vốn đang được kiểm soát tốt có nguy cơ bùng phát trở lại, như sốt rét hay zika lây nhiễm qua muỗi.

Đảo ngược tiến bộ y học

Bên cạnh nguy cơ bùng phát các loại bệnh truyền nhiễm do muỗi, tác động thật sự của biến đổi khí hậu tới sức khoẻ cộng đồng còn lớn hơn nhiều.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trong đó, những đợt nắng nóng khiến mức nhiệt tăng cao hơn mức con người có thể chịu đựng, gây ra cháy rừng, làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiếu hụt nguồn nước. Đáng nói, những tác động này được ghi nhận ở mọi khu vực, từ Qatar, tới Canada, Mỹ hay Malawi.

Theo một nghiên cứu năm 2023, tính từ năm 2010-2019, khoảng 2 tỷ người trên Trái đất phải tiếp xúc với nguồn không khí bị ô nhiễm do cháy, đảo ngược những thành tựu trong nỗ lực chống các bệnh đường hô hấp. Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng khói từ các vụ cháy rừng làm mất đi gần 1/4 tiến bộ đạt được nhờ Đạo luật Không khí Sạch năm 1970.

Lũ lụt khiến dịch tả bùng phát ở nhiều hơn.
Lũ lụt khiến dịch tả bùng phát ở nhiều hơn. (Ảnh: UN).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, lũ lụt đang khiến dịch tả bùng phát với tốc độ “chưa từng có”. Tại Pakistan, vụ lũ lụt lịch sử gây ngập 1/3 đất nước hồi năm 2023. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau trận lũ, quốc gia này đã ghi nhận 987 trường hợp mắc bệnh tả. Con số thực tế thậm chí còn có thể cao hơn vì chỉ khoảng 2% trong số 1,4 triệu trường hợp có triệu chứng tiêu chảy được xét nghiệm.

Từ những con số này, các chuyên gia gióng lên hồi chuông cảnh báo, rằng biến đổi khí hậu đang là mối đe doạ lớn nhất đối với phúc lợi và sức khoẻ con người.

“Mọi vấn đề, từ ô nhiễm không khí, sự gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan đến sự thay đổi dài hạn về thời tiết đều đang gây hại tới sức khoẻ con người”, Neil Buddy Shah, người đứng đầu Sáng kiến Tiếp cận Y tế Clinton chia sẻ.

Xuất hiện thách thức mới

Một thế giới nóng lên cũng đang làm phát sinh các loại bệnh và phương thức lây nhiễm mới, cũng như nhiều mối đe doạ khác về sức khoẻ. Trong đó, các làn sóng nhiệt đang khiến tỷ lệ tử vong do say nắng tăng cao. Năm 2023, châu Âu ghi nhận ít nhất 61.000 ca tử vong do nắng nóng mùa hè.

Ảnh hưởng của nắng nóng cũng khác nhau theo từng khu vực. Trong đó, nhiều cộng đồng phải di cư do ảnh hưởng từ thời tiết cực đoan. Họ là những cộng đồng dễ bị tổn thương và chịu tác động lớn nhất, cả về kinh tế và sức khoẻ, từ các làn sóng nhiệt.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Theo New York Times , khoảng 8% trường hợp mắc sốt rét là những người thuộc nhóm người tị nạn, những người không được đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, nơi ở, không được hưởng dịch vụ vệ sinh sạch sẽ và tiếp xúc nguồn nước chất lượng.

Hạn hán gây ra nhiều mối đe doạ về sức khoẻ với con người.
Hạn hán gây ra nhiều mối đe doạ về sức khoẻ với con người. (Ảnh: News18).

Dưới tác động của hạn hán hoặc lũ lụt, những người di cư thường tới các khu vực khác, tập trung sinh hoạt xung quanh các nguồn nước nhỏ hơn. Đây chính là một trong những lý do khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm và ô nhiễm với tốc độ nhanh hơn, từ đó nguồn nước trở thành nguồn lây nhiễm các loại dịch bệnh.

Các nhà khoa học nhận định ô nhiễm môi trường cũng góp phần làm lây lan các dịch bệnh khác cho con người, như Ebola hay COVID-19. Theo Larry Brilliant, nhà dịch tễ học người Mỹ giúp ngăn chặn bệnh đậu mùa, nạn phá rừng khiến con người tiếp xúc gần hơn với các loài động vật hoang dã mang trong mình mầm bệnh hoặc virus.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Thế giới cần chung tay

Khi các tác động ngày càng trở nên rõ rệt, thế giới cũng đang ngày càng quan tâm hơn tới biến đổi khí hậu. Các chuyên gia y tế nhận định đây là tín hiệu tích cực đối với nỗ lực chống cuộc khủng hoảng khí hậu.

Tuy nhiên, WHO cho biết, trong các nguồn tài chính khí hậu, khoản tài trợ cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu chỉ có khoảng 5% dành cho nỗ lực y tế.

“Một vấn đề đặt ra là chúng ta tuyên bố chiến thắng quá sớm với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực sức khoẻ. Điều này khiến các nguồn tài trợ cho lĩnh vực y tế bị cắt giảm “, ông Buddy Shah cảnh báo.

Các chuyên gia kỳ vọng mọi người dành sự quan tâm nhiều hơn tới khía cạnh sức khoẻ của cuộc khủng hoảng này. Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28), diễn ra tại Dubai (UAE) hồi tháng 12/2023, lần đầu đưa Ngày sức khoẻ vào chương trình nghị sự, góp phần thúc đẩy cộng đồng trách nhiệm và chung tay giải quyết các thách thức về sức khỏe do biến đổi khí hậu gây ra.

Hội nghĩ COP28
COP28 ở Dubai đạt được nhiều kết quả tích cực, bao gồm cả việc đưa Ngày Sức khoẻ vào chương trình nghị sự. (Ảnh: COP28).

Tại sự kiện, các bên đã thông qua Tuyên bố COP28 về khí hậu và sức khỏe, với sự ủng hộ của hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuyên bố kêu gọi tiếp cận toàn diện để giải quyết các thách thức về sức khỏe do biến đổi khí hậu đặt ra.

Một trong những mục tiêu đáng chú ý mà Tuyên bố COP28 về khí hậu và sức khỏe đề ra đó là chống lại sự bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia, đồng thời theo đuổi các chính sách hướng tới đẩy nhanh việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm mục tiêu số 3 về sức khỏe và có cuộc sống tốt; giảm nghèo đói; cải thiện sức khỏe và sinh kế; tăng cường các hệ thống bảo trợ xã hội, an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, tiếp cận các nguồn năng lượng sạch, nước uống an toàn và vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người; và nỗ lực để đạt được bảo hiểm y tế toàn dân.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Tuyên bố COP28 về khí hậu và sức khoẻ là “chiến thắng” lớn đầu tiên trong các nỗ lực gia tăng sự chú ý của toàn cầu về cuộc khủng hoảng kép đến từ biến đổi khí hậu. Qua đó, thế giới sẽ cần tiếp tục nâng cao nhận thức và quan tâm hơn tới những vấn đề này để bảo đảm phúc lợi và sự phát triển mạnh khoẻ của toàn nhân loại.

  • Những thảm họa kích hoạt hàng loạt “cơn ác mộng” đáng sợ trên Trái Đất
  • Biến đổi khí hậu đang gây tổn hại cho sức khỏe của chúng ta như thế nào?
  • Đến năm 2030, mỗi ngày có thể xuất hiện 1,5 thảm họa thiên tai

Cựu kỹ sư khu vực 51 – Bob Lazar tiết lộ nguyên lý bay của đĩa bay!

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Bob Lazar tên đầy đủ Robert Scott Lazar, ông là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, ông tuyên bố từng làm việc tại bãi thử S4 gần Khu vực 51.

Bob Lazar, kỹ sư vật lý từng làm việc tại Khu vực 51, tuyên bố rằng trong quá trình nghiên cứu ngược về UFO bị rơi ở Roswell, người ta đã tìm thấy nguyên tố 115 này có thể “bóp méo” lực hấp dẫn. Bởi vậy có thể nói nguyên tố 115 chính là chìa khóa để vận hành đĩa bay. Vậy làm thế nào mà nguyên tố này có thể tạo ra hiệu ứng “phản trọng lực”? Có điều gì khác ngoài nguyên tố 115 mà chúng ta đã bỏ qua không?

Bob Lazar
Bob Lazar, kỹ sư vật lý từng làm việc tại Khu vực 51.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Vào ngày 11 và 13 tháng 11 năm 1989, khán giả của KLAS-TV ở Las Vegas, Nevada, đã nghe một câu chuyện đáng kinh ngạc từ phóng viên tin tức George Knapp: Một nhà khoa học tên Bob Lazar đã tiết lộ rằng chính phủ Hoa Kỳ sở hữu phần còn lại của các phương tiện bay ngoài Trái đất. Từ những phương tiện này, họ đã tạo ra những đột phá công nghệ phi thường.

Bob Lazar cho biết ông đã từng làm việc tại khu vực S-4, căn cứ quân sự bí mật trước đây được gọi là Khu vực 51, một góc của Khu thử nghiệm Nevada. Ở đó, ông đã đọc được các tài liệu chỉ ra sự tồn tại của nghiên cứu đang diễn ra về “lò phản ứng phản trọng lực” để sử dụng trong hệ thống động cơ đẩy.

Bob Lazar nói, bản thân đã rất ngạc nhiên, nhưng ông ấy thậm chí còn sốc hơn khi được cho xem 9 chiếc đĩa bay “có nguồn gốc từ ngoài Trái đất” được cất giữ trong một nhà chứa máy bay. Những chiếc đĩa bay này đã sử dụng nguyên tố 115 để hoạt động (một nguyên tố chưa được biết đến vào thời điểm đó).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Bob Lazar không nói nhiều về lý do tại sao nguyên tố 115 có thể tạo ra hiệu ứng “bóp méo” lực hấp dẫn. Nhưng ông khẳng định sau khi tiến hành nghiên cứu ngược về UFO, ông phát hiện ra rằng việc sử dụng proton để va chạm với nguyên tố 115 ở tốc độ cao sẽ biến nó thành nguyên tố 116, kết quả là nguyên tố số 116 sẽ trở nên không ổn định và bắt đầu tan vỡ. Đồng thời, một lượng lớn phản vật chất được tạo ra, phản vật chất và vật chất khí tiêu diệt lẫn nhau, giải phóng một lượng lớn năng lượng, lúc này trường lực hạt nhân được khuếch đại và làm biến dạng trường không gian liên quan và trường thời gian cũng bị biến dạng, dẫn đến những “nếp gấp” của không-thời gian, từ đó đĩa bay có thể rút ngắn khoảng cách di chuyển trong không gian.


Theo Bob Lazar, phương pháp bay của đĩa bay rất giống với “bộ truyền động dọc – warp drive” do nhà vật lý Miguel Alcubierre đề xuất vào năm 1994. Bộ truyền động dọc là một hệ thống đẩy siêu nhẹ. Như đã thấy trong loạt phim “Star Trek”, tàu vũ trụ sử dụng động cơ dọc để đạt được chuyển động liên sao. Nguyên lý hoạt động cơ bản của nó là tạo ra “bong bóng không-thời gian” xung quanh tàu vũ trụ. Theo mô tả của Bob Lazar, bong bóng không-thời gian này làm biến dạng trường không gian và trường thời gian, gây ra các “nếp gấp” trong không-thời gian, có thể đẩy tàu vũ trụ về phía trước, cho phép tàu vũ trụ đạt hoặc vượt quá tốc độ ánh sáng một cách an toàn.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Năm 2003, nguyên tố 115 mới được các nhà khoa học Nga phát hiện; nó đã được thêm vào bảng tuần hoàn vào năm 2013. Tuy nhiên, nguyên tố này (còn gọi là muscovium) không giống với nguyên tố mà Lazar mô tả – Lazar cho biết nguyên tố của ông có thể cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh và có thể “bóp méo” lực hấp dẫn. Cho đến nay, người ta chưa tìm thấy ứng dụng thực tế nào của muscovium, chất có chu kỳ bán rã chưa đến một giây và do đó phân hủy rất nhanh.

Năm 2019, Vice đã xuất bản một bài viết dài về Lazar. Nó nêu chi tiết rằng FBI và cảnh sát bang Michigan đã đột kích vào công ty “scientific supply” của Lazar vào năm 2017, để tìm kiếm tali sunfat, chất có thể được sử dụng làm chất độc.

Tuy nhiên, những người theo thuyết âm mưu lại tin rằng công ty của Lazar bị đột kích vì hoạt động có liên quan đến nguyên tố 115.

Hiện tượng trên không không xác định
Vào năm 2020, The New York Times đã gây chú ý trên toàn thế giới khi đưa tin rằng Lực lượng đặc nhiệm về hiện tượng trên không không xác định, được thành lập để điều tra các vật thể bay không xác định được cho là đã giải tán, nhưng trên thực tế họ vẫn tồn tại và hoạt động dưới sự bảo trợ của của Cục Tình báo Hải quân.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Tờ báo cho biết thêm, Luis Elizondo, người từng là giám đốc lực lượng đặc nhiệm cho đến khi ông từ chức vào năm 2017, tin rằng các vật thể không rõ nguồn gốc đã được Lầu Năm Góc thu hồi để nghiên cứu. Câu chuyện quan trọng về UFO một lần nữa khơi dậy cuộc tranh luận lâu đời.

Vậy điều đó có nghĩa là bí mật về nguyên tố 115 của Lazar là sự thật? Nhiều người tin rằng tuyên bố của Bob Lazar về nguyên tố 115 là sự thật sau khi nhà làm phim độc lập Jeremy Corbell ra mắt bộ phim tài liệu về ông. Corbell khẳng định đây sẽ là “câu chuyện UFO lớn nhất mọi thời đại” và đánh dấu lần đầu tiên Lazar chính thức thừa nhận những thông tin gây chấn động trước đây của mình.

  • Sự thật về người ngoài hành tinh?
  • Bí ẩn về vùng 51 tại Mỹ
  • 5 bí ẩn về UFO xuất hiện ở Việt Nam trong chiến tranh

Trái đất nóng lên khiến nhiều động vật biển chết hàng loạt vì… lạnh

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Những ảnh hưởng của sự nóng lên của đại dương là sâu sắc và được ghi chép rõ ràng. Nhưng đôi khi những thay đổi trong mô hình gió và dòng hải lưu lại gây ra hậu quả phản trực giác.

Rất khó tin là trong lúc Trái đất đang nóng lên từng ngày lại xuất hiện hiệu ứng ngược ở một số vùng biển: Nhiệt độ bề mặt có thể giảm nhanh chóng – từ 10°C trở lên trong một hoặc hai ngày. Khi những điều kiện này kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần, khu vực này sẽ trải qua một “làn sóng lạnh”, trái ngược với những đợt nắng nóng quen thuộc ở biển.

Khi một “làn sóng lạnh tử thần” xuất hiện dọc theo bờ biển phía đông nam Nam Phi vào tháng 3.2021, nó đã làm thiệt mạng hàng trăm loài động vật thuộc ít nhất 81 loài. Đáng lo ngại hơn nữa là những ca tử vong này gồm cả các loài dễ bị tổn thương. Ở miền nam châu Phi, cá mập bò (hay cá mập bò mắt trắng), cá mập voi và cá đuối đã chết hàng loạt sau những đợt giá lạnh bất ngờ như vậy, đặc biệt là trong 15 năm qua.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trên tạp chí Nature Climate Change, hai nhà khoa học Nicolas Benjamin Lubitz – Nhà nghiên cứu sinh thái biển, Đại học James Cook và David Schoeman – Giáo sư về Sinh thái Thay đổi Toàn cầu, Đại học Sunshine Coast đã khẳng định điều kiện có thể gây ra những đợt lạnh chết chóc này ngày càng trở nên phổ biến trong bốn thập niên qua.

Hậu quả của nó có thể khiến cả những loài có khả năng di chuyển cao như cá mập cũng gặp nguy hiểm.

Cá mập bò
Cá mập bò chết hàng loạt vì lạnh.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Một số điều kiện gió và dòng hải lưu nhất định có thể làm cho mặt biển mát hơn thay vì ấm lên. Điều này xảy ra khi gió và dòng hải lưu đẩy các vùng nước ven biển di chuyển ra ngoài khơi, sau đó khối nước lạnh từ bên dưới đại dương sâu trồi lên thay thế. Quá trình này được gọi là sự đối lưu.

Ở một số nơi, chẳng hạn như trên bờ biển California phía tây nước Mỹ, nước lạnh dâng lên thường xuyên theo vòng đối lưu xảy ra dọc theo hàng trăm km bờ biển. Nhưng hiện tượng nước dâng cục bộ cũng có thể xảy ra theo mùa ở quy mô nhỏ hơn, thường là ở rìa các vịnh trên bờ biển phía đông của lục địa do sự tương tác của gió, dòng hải lưu và đường bờ biển.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu gây ra những thay đổi trong mô hình gió và dòng hải lưu toàn cầu. Vì vậy, hai nhà khoa học đã nghiên cứu những hậu quả tiềm ẩn tại các địa điểm cụ thể bằng cách phân tích dữ liệu nhiệt độ và gió dài hạn dọc theo bờ biển phía đông nam Nam Phi và bờ biển phía đông Úc.

Điều này cho thấy xu hướng về số lượng các sự kiện nước lạnh dâng hằng năm trong 40 năm qua ngày càng tăng. Họ cũng nhận thấy sự gia tăng cường độ của các đợt nước lạnh dâng như vậy và mức độ nhiệt độ giảm vào ngày đầu tiên của mỗi sự kiện nước dân. Nói cách khác, những đợt nước làm lạnh bờ biển này ngày càng nghiêm trọng và biến đổi đột ngột.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Điều tra các đợt tử vong hàng loạt

Trong đợt nước lạnh dâng cực đoan dọc bờ biển phía đông nam Nam Phi vào tháng 3/2021, ít nhất 260 động vật thuộc 81 loài đã tử vong. Để điều tra phân loại đối với hệ động vật biển, hai nhà khoa học đã xem xét kỹ hơn về cá mập bò. Họ đã gắn các thiết bị theo dõi lên cá mập đẻ ghi lại độ sâu và nhiệt độ.

Cá mập bò là loài nhiệt đới, có tính di cư cao, chỉ có xu hướng di chuyển đến các vùng nước lạnh dâng trong những tháng ấm hơn. Khi mùa đông bắt đầu, chúng di cư trở lại vùng nước nhiệt đới ấm áp. Là động vật có địa bàn hoạt động cao, đáng lẽ chúng có thể trốn tránh được nhiệt độ lạnh cục bộ. Vậy tại sao cá mập bò lại nằm trong số những loài trong sự kiện nước lạnh dâng cực đoan này?

Khi chạy trốn vẫn là chưa đủ

Cá mập bò có thể sống sót trong điều kiện môi trường mà hầu hết các sinh vật biển khác không thích ứng nổi. Ví dụ, chúng thường được tìm thấy ở những con sông cách biển hàng trăm km, nơi các sinh vật biển khác không dám mạo hiểm mò đến.

Dữ liệu theo dõi cá mập của hai nhà khoa học từ cả Nam Phi và Úc cho thấy cá mập bò chủ động tránh các khu vực nước lạnh dâng trong quá trình di cư theo mùa, ngay cả khi nước dâng không quá lớn. Một số loài cá mập trú ẩn ở những vịnh nông, ấm áp cho đến khi mặt nước biển ấm trở lại. Những con khác bám sát bề mặt là nơi nước ấm nhất và bơi nhanh nhất có thể để thoát khỏi dòng nước lạnh dâng lên.

Nhưng nếu những đợt sóng lạnh trên biển tiếp tục dâng lên đột ngột và dữ dội hơn, việc chạy trốn hoặc ẩn náu có thể không còn đủ an toàn với chúng. Ví dụ, trong sự kiện ở Nam Phi khiến cá đuối và cá mập bò chết, nhiệt độ nước giảm từ 21°C xuống 11,8°C trong vòng chưa đầy 24 giờ trong khi sự kiện thời tiết kéo dài bảy ngày.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Sự sụt giảm đột ngột, nghiêm trọng này kết hợp với thời gian kéo dài khiến sự kiện thời tiết lạnh cục bộ này trở nên đặc biệt nguy hiểm. Nếu các sự kiện thời tiết trong tương lai tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn, việc sinh vật biển chết hàng loạt có thể trở thành hiện tượng phổ biến hơn, đặc biệt là dọc theo bờ biển phía đông ở những nơi có vĩ độ trung bình.

Vẫn đang tìm hiểu biến đổi khí hậu sẽ diễn ra như thế nào

Nhìn chung, đại dương đang ấm lên. Phạm vi của các loài nhiệt đới và cận nhiệt đới đang mở rộng về phía 2 cực. Nhưng do ảnh hưởng từ quá trình đối lưu, việc làm mát đột ngột trong thời gian ngắn có thể gây khó khăn cho các loài di cư. Ngay cả những dạng sinh vật kiên cường nhất cũng có thể dễ bị tổn thương trước tác động của lạnh cục bộ.

Mặc dù chúng ta thấy xu thế tổng thể của Trái đất là ngày càng nóng lên, nhưng những thay đổi về thời tiết và hình thái hiện tại cũng có thể gây ra các hiện tượng lạnh cục bộ cực đoan. Điều này thực sự cho thấy sự phức tạp của biến đổi khí hậu, vì các loài nhiệt đới sẽ mở rộng sang các khu vực có vĩ độ cao hơn khi tình trạng nóng lên tiếp tục diễn ra, khiến chúng có nguy cơ mất mạng khi phải đối mặt với cái lạnh cục bộ đột ngột. Chính vì thế, các loài như cá mập bò và cá mập voi rất có thể đang gặp khó khăn trong cuộc di cư theo mùa của chúng.

Nhu cầu hạn chế tác động của con người chúng ta lên hành tinh bằng cách giảm phát thải khí nhà kính, cũng như nhu cầu nghiên cứu về những gì trong tương lai có thể xảy ra đang vô cùng cấp bách.

  • Nghiên cứu mới cho thấy biến đổi khí hậu khiến bão nhiệt đới ngày một mạnh hơn
  • Biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục trong vòng 1.000 năm tới
  • Phương pháp mới giúp đo lường chính xác nhiệt độ đại dương

Thế giới xảy ra hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Một số chuyên gia cũng cảnh báo đây có thể trở thành thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất trong lịch sử được ghi nhận.

Hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng trong năm qua, ảnh hưởng đến ít nhất 53 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm các vùng rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, Tuyên bố chung của Cơ quan Quản Lý Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia (NOAA) ) và Sáng kiến Rạn san hô Quốc tế (ICRI) cho biết.

Nhà sinh thái học Derek Manzello, điều phối viên của Cơ quan theo dõi rạn san hô của NOAA, cơ quan giám sát toàn cầu về nguy cơ tẩy trắng san hô nhận định nhiều khả năng hiện tượng này sẽ sớm vượt qua mức đỉnh 56,1% trước đó. Tỷ lệ các khu vực rạn san hô sẽ bị tẩy trắng đã tăng khoảng 1% mỗi tuần.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Hiện tượng tẩy trắng san hô
Hiện tượng tẩy trắng san hô ở Đảo Lady Elliot của Rạn san hô Great Barrier, vào ngày 19/2/2024. Ảnh: Rebecca Wright / CNN

Khi san hô chịu áp lực từ các đợt nắng nóng ở biển thì sẽ thải ra tảo sống trong mô của chúng. Nếu nhiệt độ đại dương không trở lại bình thường, hiện tượng tẩy trắng có thể dẫn đến cái chết hàng loạt của san hô, đe dọa sự sụp đổ của các loài và chuỗi thức ăn phụ thuộc vào chúng.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Điều này đánh dấu hiện tượng tẩy trắng toàn cầu lần thứ tư trên thế giới và lần thứ hai trong thập kỷ qua – sau các giai đoạn trước đó vào năm 1998, 2010 và giữa năm 2014-2017.

Trong năm ngoái, hiện tượng tẩy trắng hàng loạt đã được xác nhận ở các khu vực bao gồm Florida và vùng Caribe rộng lớn hơn, Mexico, Brazil, Úc, Nam Thái Bình Dương, Biển Đỏ, Vịnh Ba Tư, Indonesia và Ấn Độ Dương bao gồm bờ biển phía đông Châu Phi và Seychelles.

Giáo sư Ove Hoegh-Guldberg, một nhà khoa học khí hậu chuyên về các rạn san hô có trụ sở tại Đại học Queensland ở Australia đã dự đoán hiện tượng tẩy trắng hàng loạt này xảy ra từ nhiều tháng trước.

“Chúng tôi biết nhiệt độ nước biển đang tăng nhanh nhưng không phải ở tốc độ này. Vấn đề đáng lo ngại là chúng ta không thể biết sự thay đổi nhiệt độ lớn này có thể kéo dài bao lâu”, ông Hoegh-Guldberg nói.

12 tháng qua ghi nhận là thời điểm nóng nhất hành tinh và nhiệt độ đại dương đã tăng vọt. Theo dữ liệu từ Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Ủy ban Châu Âu, nhiệt độ bề mặt nước biển toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong tháng 2 và một lần nữa vào tháng 3.

Vào tháng 2, các nhà khoa học tại chương trình theo dõi rạn san hô của NOAA đã bổ sung ba cấp độ cảnh báo mới vào bản đồ cảnh báo tẩy trắng san hô, giúp các nhà khoa học đánh giá quy mô mới của hiện tượng nóng lên dưới nước.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Hiện tượng La Nina

La Nina là hiện tượng bề mặt biển ở trung tâm và phía Đông xích đạo Thái Bình Dương lạnh hơn so với bình thường.

El Niño, một kiểu khí hậu tự nhiên bắt nguồn từ Thái Bình Dương dọc theo đường xích đạo và có xu hướng đẩy nhiệt độ toàn cầu lên cao, đã góp phần làm tăng nhiệt độ đại dương chưa từng có.

NOAA dự đoán hiện tượng La Niña có thể đến từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay, mang đến “tia hy vọng” cho các rạn san hô. Tuy nhiên, hiện tượng tẩy trắng vẫn xảy ra trong thời kỳ La Niña trong vài năm qua.

Vào giữa tháng 2 năm nay, hiện tượng tẩy trắng san hô trên diện rộng đã xảy ra tại Rạn san hô Great Barrier của Úc – hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới – trên 5 rạn san hô khác nhau khắp khu vực phía Bắc và phía Nam.

Hiện tượng tẩy trắng hàng loạt cũng đã được chính thức xác nhận vào tháng trước sau các cuộc khảo sát trên không và dưới nước của Viện Khoa học Hàng hải Úc (AIMS) và Cơ quan Công viên Hàng hải Rạn san hô Great Barrier.

Ông Selina Stead, Giám đốc điều hành của AIMS ghi nhận tần suất và mức độ ngày càng tăng của các đợt nắng nóng trên biển do biến đổi khí hậu đang thử thách mức độ chịu đựng của các rạn san hô. Biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với các rạn san hô trên thế giới và sự xác nhận toàn cầu này cho thấy tác động lan mạnh trong 12 tháng qua.

“Đó là lý do tại sao thế giới phải nỗ lực giảm lượng khí thải carbon. Điều quan trọng nữa là đảm bảo các rạn san hô được quản lý tốt ở cấp địa phương và khu vực”, ông Stead nói thêm.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng nếu thế giới không tích cực giảm lượng khí thải, hành tinh này sẽ nóng lên gần 3 độ C so với mức tiền công nghiệp vào thế kỷ này.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Các nhà khoa học cũng cảnh báo khi nhiệt độ tăng lên 2 độ – mức mà thế giới có thể đạt tới vào khoảng năm 2050 thì khoảng 99% san hô trên Trái đất sẽ chết.

Ngoài việc là môi trường sống thiết yếu cho sinh vật biển, các rạn san hô còn rất quan trọng đối với các cộng đồng ven biển trên thế giới. Chúng hoạt động như một hệ thống phòng thủ quan trọng chống lại mối đe dọa lũ lụt do bão và mực nước biển dâng, đồng thời cung cấp sinh kế và nguồn thực phẩm quan trọng cho các loài sinh vật biển cho khoảng một tỷ người trên toàn cầu.

Ông David Ritter, Giám đốc điều hành của Greenpeace Australia nhấn mạnh các rạn san hô đang phải đối mặt với “mối nguy hiểm hiện hữu” và nguyên nhân trực tiếp thuộc về các công ty nhiên liệu hóa thạch và các chính phủ hỗ trợ ngành công nghiệp này.

“Chúng ta sắp hết đường băng để tránh thảm họa khí hậu và phải hành động nhanh chóng để đảm bảo chấm dứt ngay lập tức việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch mới”, ông Ông David Ritter nói thêm.

  • 10 loài san hô có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất
  • Vùng chết khổng lồ có thể xuất hiện trên đại dương năm 2030
  • Rạn san hô lớn nhất thế giới đối mặt nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn

Bí ẩn xác ướp Vua Tut, vị pharaoh xa hoa nhất Ai Cập cổ đại

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Tutankhamun, ngày nay thường được gọi là Vua Tut, là một pharaoh Ai Cập cổ đại được chôn cất trong một ngôi mộ xa hoa chứa đầy các hiện vật bằng vàng ở Thung lũng các vị vua. Ngôi mộ của ông được phát hiện vào năm 1922 bởi một nhóm khảo cổ do nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter dẫn đầu. Khu lăng mộ này đều do người Ai Cập thực hiện.

Vua Tut đôi khi được gọi là “vua trẻ” vì ông lên ngôi lúc 9 hoặc 10 tuổi, vào thế kỷ 14 trước Công nguyên. Ông qua đời khoảng một thập kỷ sau đó. Ngôi mộ chứa đầy kho báu của ông được phát hiện hầu như còn nguyên vẹn, điều đặc biệt là hầu hết các ngôi mộ ở Thung lũng các vị vua đều đã bị cướp phá từ thời cổ đại.

Vua Tutankhamun lên ngôi Ai Cập cổ đại lúc 9 hoặc 10 tuổi
Vua Tutankhamun lên ngôi Ai Cập cổ đại lúc 9 hoặc 10 tuổi, vào thế kỷ 14 trước Công nguyên và chết khoảng một thập kỷ sau đó. (Ảnh: Romilly Lockyer qua Getty Images)

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Việc phát hiện ra ngôi mộ của ông vào năm 1922 đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới và biến Vua Tut thành một cái tên quen thuộc.

Mặc dù lăng mộ của Tutankhamun rất xa hoa, nhưng bằng chứng lịch sử và khảo cổ học cho thấy vị pharaoh trẻ tuổi này ốm yếu và đã dành thời gian cai trị ngắn ngủi của mình để phá hoại một cuộc cách mạng tôn giáo do cha mình, Akhenaten khởi xướng.

Con trai của Akhenaten, một nhà cách mạng

Vua Tut, tên khai sinh là Tutankhamen, sinh ra ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 1341 trước Công nguyên. Cha của ông, Akhenaten, là một pharaoh cách mạng, người đã cố gắng tập trung tôn giáo đa thần của Ai Cập xung quanh việc thờ cúng đĩa mặt trời, Aten. Với lòng nhiệt thành của mình, Akhenaten đã ra lệnh phá hủy hoặc làm xấu mặt tên và hình ảnh của các vị thần Ai Cập khác. Ông cũng xây dựng thủ đô mới tại Tell el-Amarna. Akhenaten đã bị kết án sau khi chết, Anna Stevens, một nhà Ai Cập học tại Đại học Monash ở Úc, đã viết điều này trong cuốn sách của mình.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Mẹ ruột của Tutankhamen không rõ nhưng có khả năng không phải là vợ chính của Akhenaten, Nữ hoàng Nefertiti – mặc dù các nhà Ai Cập học vẫn tranh luận về điều này, Bob Brier, một nhà Ai Cập học tại Đại học Long Island, đã viết trong cuốn sách “Tutankhamun và Lăng mộ đã thay đổi thế giới” (Nhà xuất bản Đại học Oxford) , 2022).

Tutankhamun lên ngôi vào khoảng năm 1332 trước Công nguyên. Do tuổi còn trẻ, vị vua trẻ sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào các cố vấn. Brier viết: Tại một thời điểm nào đó, ông đã đổi tên mình từ Tutankhamen thành Tutankhamun, xóa từ “aten” – một lời nhắc nhở về nỗ lực cách mạng tôn giáo của cha ông – và thay thế bằng “amun”. Tên này thuộc về một vị thần Ai Cập quan trọng mà một số người Ai Cập coi là vua của các vị thần. Sự thay đổi này minh họa việc Vua Tut rời xa những thay đổi tôn giáo của cha mình, đưa Ai Cập trở lại tín ngưỡng đa thần trước đây.

Tutankhamun lên án hành động của cha mình trong một tấm bia được tìm thấy ở Karnak, gần Luxor ngày nay, trong đó nói rằng cuộc cách mạng tôn giáo của Akhenaten đã khiến các vị thần phớt lờ Ai Cập. Hành động này có thể đã giúp ông củng cố quyền lực của mình.

Một bức phù điêu thể hiện Vua Akhenaten, Nữ hoàng Nefertiti và các con của họ
Một bức phù điêu thể hiện Vua Akhenaten, Nữ hoàng Nefertiti và các con của họ, cùng với đĩa mặt trời, Aten (Ảnh: UniversalImagesGroup / Contributor).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Vợ của vua Tut là ai?

Tutankhamun kết hôn với người chị cùng cha khác mẹ của mình là Nữ hoàng Ankhesenamun, và hai cô con gái song sinh của cặp đôi đều chết non; bào thai của họ được chôn trong lọ ở lăng mộ của pharaoh. Cặp đôi không để lại người thừa kế ngai vàng. Lăng mộ của Nữ hoàng Ankhesenamun vẫn chưa được tìm thấy.

Những bức thư còn sót lại cho thấy rằng, sau cái chết của Tut, Ankhesenamun đã cố gắng duy trì ngai vàng, thậm chí còn viết thư cho Suppiluliuma I, vua Hittite ở Anatolia, để cử một trong những người con trai của ông kết hôn với cô ấy. Ankhesenamun cuối cùng bị buộc phải kết hôn với quan chức Ay, người đã trở thành pharaoh.

Vua Tut trông như thế nào?

Một nghiên cứu năm 2010 về hài cốt của Vua Tut được công bố trên tạp chí JAMA cho thấy ông cao 1,67m và mắc nhiều bệnh tật, bao gồm sốt rét và bệnh Kohler, một chứng rối loạn xương bàn chân hiếm gặp. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một số cây gậy trong lăng mộ Tutankhamun, điều này cho thấy vị pharaoh này đôi khi gặp khó khăn khi đi lại.

Bất chấp những căn bệnh này, ông có thể đã mặc áo giáp – mặc dù liệu ông có tự mình ra trận hay không thì vẫn chưa rõ ràng. Một phân tích năm 2018 về áo giáp da được tìm thấy trong lăng mộ Tutankhamun cho thấy áo giáp đã bị mòn.

Hutan Ashrafian, giảng viên lâm sàng về phẫu thuật tại Đại học Hoàng gia London, cho biết Tutankhamun có thể đã đi khập khiễng, có hộp sọ hơi dài hơn bình thường, có bộ ngực hơi to (do một tình trạng gọi là gynecomastia, do mất cân bằng nội tiết tố), có răng hô và tương đối gầy.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Vua Tut qua đời lúc bao nhiêu tuổi?

Vị vua trẻ qua đời vào khoảng năm 1323 trước Công nguyên, lúc khoảng 18 tuổi. Cái chết của ông có thể là một điều bất ngờ, và ngôi mộ của ông dường như đã được hoàn thành một cách vội vàng. Năm 2011, Ralph Mitchell, lúc đó là giáo sư sinh học ứng dụng tại Đại học Harvard, đã giúp phân tích các đốm nâu trong lăng mộ. Những vết đó hóa ra là tàn tích của vi khuẩn đã từng phát triển trên tường, có thể là do lớp sơn vẫn còn ướt khi pharaoh được an táng.

Vua Tut chết như thế nào?

Vua Tut chết như thế nào là vấn đề tranh luận giữa các học giả. Các nhà Ai Cập học đã đưa ra nhiều giả thuyết trong nhiều năm. Trong bài báo của JAMA, một nhóm nghiên cứu cho rằng, sự kết hợp giữa bệnh sốt rét và hoại tử (chết mô) do gãy xương ở bàn chân trái có thể đã gây ra cái chết của ông.

Bất chấp các vấn đề sức khỏe của Tutankhamun, các di tích lịch sử và khảo cổ cho thấy ông đã cố gắng duy trì hoạt động và chiếc xương bị gãy có thể là do một tai nạn khi đi săn.

Lăng mộ vua Tut ở đâu?

Vua Tut được chôn cất trong một ngôi mộ xa hoa ở Thung lũng các vị vua, gần Luxor ngày nay. Thung lũng này có lăng mộ của nhiều pharaoh sống trong thời kỳ Tân Vương quốc (khoảng năm 1550 đến 1070 trước Công nguyên) trong lịch sử Ai Cập. Trong thời gian đó, Ai Cập đã ngừng xây dựng kim tự tháp cho các pharaoh và thay vào đó chôn cất họ ở thung lũng này. Những lo ngại về an ninh liên quan đến vụ cướp lăng mộ có thể là một lý do khiến các pharaoh được chôn cất trong thung lũng.

Bên trong lăng mộ Tutankhamun có gì?

Nhóm của Carter đã phát hiện ra lối vào lăng mộ vào ngày 4/11/1922 và tiến vào lăng mộ vào ngày 26/11.

Carter và nhóm của ông phát hiện ra rằng ngôi mộ chứa vô số kho báu chưa được chạm tới. Bộ sưu tập kho báu kỳ diệu gồm: hai hình nộm kỳ lạ bằng gỗ mun đen của một vị Vua, mang dép vàng, mang gậy và chùy, hiện ra từ tấm áo choàng của bóng tối; những chiếc ghế dài mạ vàng dưới những hình dạng kỳ lạ, đầu sư tử, đầu Hathor và quái vật vô sinh…

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trong số rất nhiều báu vật khác có một con dao găm có sắt lấy từ một thiên thạch và một chiếc ngai vàng có hai con sư tử hướng ra ngoài như thể đang bảo vệ ngai vàng.

Trong số những phát hiện có xác ướp của Tutankhamun. Trong một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Études et Travaux, Salima Ikram, giáo sư Ai Cập học tại Đại học Mỹ ở Cairo, cho rằng việc đưa Ai Cập trở lại tín ngưỡng đa thần truyền thống là rất quan trọng đối với Tutankhamun và các cố vấn của ông nên ông đã yêu cầu được ướp xác ở đó, một cách khác thường để nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ của ông với Osiris, vị thần của thế giới ngầm.

Ikram viết rằng da của Tutankhamun bị ngâm trong dầu sau khi ông qua đời, khiến da ông trở nên đen. Trái tim của ông cũng bị lấy đi, mặc dù người Ai Cập thường không lấy trái tim ra. Ngoài ra, dương vật của ông được ướp xác ở góc 90 độ, một điều bất thường.

Trong truyền thuyết, Osiris có làn da đen, khả năng tái tạo mạnh mẽ và một trái tim đã bị anh trai Seth hack thành từng mảnh.

Tuy nhiên, lượng lớn dầu dễ cháy đã khiến xác ướp Tutankhamun bốc cháy ngay sau khi chôn cất.

Trong khi sự giàu có của Vua Tutankhamun là đáng kinh ngạc, thì ngôi mộ lại nhỏ bất thường để chôn cất một pharaoh, với tổng thể tích là 277m3, trang web của Dự án Bản đồ Theban lưu ý. Mộ vua Tut được chia làm hành lang, phòng chôn cất, tiền sảnh và hai phòng ngày nay gọi là “nhà phụ” và “kho bạc”.

Ngôi mộ có thể nhỏ vì pharaoh qua đời khi còn trẻ và bất ngờ, không còn thời gian để đào một ngôi mộ lớn hơn. Có thể ngôi mộ ban đầu không được dự định dành cho một pharaoh nào cả.

Mặt nạ vàng của vua Tutankhamun

Kho báu mang tính biểu tượng nhất trong phòng chôn cất vua Tut là mặt nạ tử thần của ông, được làm bằng vàng cùng với đá và thủy tinh dát. “Mặt nạ xác ướp Tutankhamun được làm từ hai tấm vàng nguyên khối dát thủy tinh, đồ sứ [gốm tráng men] và đá bán quý” và nặng 10,2 kg, Susan Allen, học giả nghiên cứu cấp cao tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan , đã viết trong cuốn sách “Lăng mộ của Tutankhamun: Sự hồi hộp của việc khám phá” (Met Publications, 2006).

Allen lưu ý rằng nhựa và dầu được đổ lên chiếc mặt nạ này cùng với phần còn lại của xác ướp. Khi nhựa và dầu nguội đi, chúng sẫm màu và cứng lại.

Lời nguyền trong lăng mộ vua Tut là gì?

Trong vòng vài tháng kể từ khi phát hiện lăng mộ của Vua Tutankhamun vào năm 1922, người tài trợ cho cuộc khai quật – George Herbert, Bá tước Carnarvon thứ năm ở Anh – bị bệnh và qua đời. Không mất nhiều thời gian để mọi người đặt câu hỏi liệu “lời nguyền của xác ướp” có khiến bá tước phải chịu số phận hay không. Báo chí vẫn tồn tại huyền thoại rằng việc mở lăng mộ Tutankhamun đã đánh thức một lời nguyền giết chết những người giúp tìm ra nó.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})
  • Truyền thuyết về “lời nguyền của xác ướp”
  • 10 Pharaông vĩ đại nhất trong lịch sử
  • Vén màn cái chết bí ẩn của vị vua Pharaoh Tutankhamun

Giải mã bữa ăn của vị vua sống thọ nhất triều Joseon Hàn Quốc

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Vị vua sống thọ nhất Joseon thích ăn chay, hay ăn cháo sữa, hạt dẻ và rất ít uống rượu.

Theo sử sách, các vị vua triều đại Joseon có điều kiện sống và hưởng dịch vụ y tế tốt nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên, tuổi thọ của họ không dài. Tuổi thọ trung bình của tổng 27 vị vua thời Joseon là khoảng 45. Trong đó, 9 vị vua bao gồm Danjong, Yejong, Yeonsangun, Myeongjong, Gwanghaegun, Hyeonjong, Kyungjong, Heonjong và Cheoljong còn qua đời trước tuổi 35.

Tuy nhiên, có một vị vua Hàn Quốc thọ tới 83 tuổi, là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất trong số các vị vua Joseon với triều đại kéo dài tới 52 năm. Ông là Vua Yeongjo. Dựa trên các ghi chép lịch sử, người ta tin rằng điều giúp ông sống trường thọ đến từ lối sống siêng năng và thói quen ăn uống khoa học của ông.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

1. Cắt giảm bữa ăn trong ngày

Trong cuốn Biên niên sử của vua Yeongjo, mỗi vị vua Joseon sẽ ăn tổng cộng năm bữa mỗi ngày. Tuy nhiên, Vua Yeongjo chỉ ăn ba bữa một ngày với phần lớn các món ăn thanh đạm. Ông từng nói chuyện với thần dân của mình vào đêm 18/10/1724 rằng: “Về đồ ăn, chỉ cần hợp khẩu vị là đủ”. Có những khoảng thời gian, ông còn nhịn ăn.

2. Thích ăn cháo Tarajuk

Cháo Tarakjuk
Món Tarakjuk. (Ảnh: TasteAtlas)

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Vua Yeongjo đặc biệt thích Tarajuk. Cháo sữa tarakjuk được làm từ gạo nếp ninh nhừ, thêm sữa, muối và mật ong, xuất hiện thường xuyên trong ẩm thực cung đình của Hàn Quốc. Món cháo Tarakjuk thường được các vị vua ăn từ đầu thu cho tới hết mùa đông để hồi phục, tăng cường nguyên khí. Cháo gạo xay nấu sữa Tarakjuk tương tự với món súp của Châu Âu.

3. Ăn cơm lúa mạch vào mùa hè

Hạt lúa mạch
Hạt lúa mạch. (Ảnh: Pinterest).

Cũng trong Biên niên sử của Vua Yeongjo, người ta viết rằng ông thích ăn maeksura (cơm từ hạt lúa mạch) vào ngày hè. Gạo lúa mạch chứa nhiều vitamin B1, B2 hơn gạo thường nên có hiệu quả trong việc điều trị táo bón do hàm lượng chất xơ cao, giúp giảm cân.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Với lúa mạch, bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon. Giống như gạo, bạn vo sạch và nấu chín. Bạn nấu cùng với nước hoặc sữa tươi không đường để làm cháo lúa mạch. Trộn cùng với món súp, món hầm để tăng thêm hương vị. Kết hợp với bột mì để làm món bánh mì lúa mạch. Trộn cùng rau xanh, nước xốt để làm món salad.

4. Thích ăn hạt dẻ

Hạt dẻ
Hạt dẻ. (Ảnh: Pinterest).

Vị vua 83 tuổi của triều đại Joseon cũng thích nhiều món ăn khác. Đó là cốm, hạt dẻ luộc, thịt luộc, đuôi hươu và thịt chim cút. Trong đó, hạt dẻ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, dạ dày, bổ sung năng lượng cho cơ thể, chống đói. Ông cũng dùng món này là làm snack nhẹ trước giờ cơm, giúp xua tan cơn đói tạm thời.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Còn đuôi hươu được dùng làm thuốc chữa bệnh trong đông y. Nó làm ấm phần eo, tăng sức chịu đựng đầu gối. Nó cũng được cho là có tác dụng tốt trong điều trị chứng đau lưng, xuất tinh không chủ đích, tiền đình, chóng mặt cũng như ù tai. Bên cạnh đó, thịt chim cút là dược liệu có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, bổ sung năng lượng, tăng cường cơ bắp và xương, tăng cường sức khỏe bàng quang.

5. Ít uống rượu

Ông không uống nhiều rượu, từng ban hành lệnh cấm rượu vào 14/9/1755. Với một người bình thường, nếu không uống rượu, trái tim của bạn sẽ khỏe mạnh hơn, gan lành lại. Lý do bởi rượu là tác nhân chính gây gan nhiễm mỡ, xơ gan và vấn đề khác. Tin tốt là gan có thể tự phục hồi và tái sinh khi bạn bỏ rượu. Đồng thời, không uống rượu cũng giúp bạn giảm cân tốt hơn, ngủ ngon, đời sống tình dục được cải thiện, giảm nguy cơ ung thư.

6. Ăn Tangpyeongchae


Món Tangpyeongchae. (Ảnh: Korea).

Tangpyeongchae là món ăn hài hòa giữa thạch đậu xanh với các nguyên liệu khác cả về hương vị lẫn màu sắc. Vua Yeongjo đặt tên cho món ăn này là “Tangpyeongchae” với ý nghĩa theo đuổi chính sách hòa hợp chính trị trên vương quốc của mình.

  • Vì sao cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không dám ăn đồ ăn thừa của Hoàng đế?
  • Vì sao trong bữa ăn của vua Càn Long luôn có món bánh trứng?
  • Vì sao phi tần tuẫn táng cùng Tần Thủy Hoàng đều không khép chân sau khi bị chôn sống?
(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

“Lớp băng tưởng như bất khả xâm phạm ở Nam Cực đang tan chảy từ bên dưới”

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Theo các chuyên gia viết trên tờ The Conversation, ngày nay, vùng nước sâu ở cực đang ngày càng ấm hơn, khi các đại dương hấp thụ gần như toàn bộ lượng nhiệt dư thừa ở Trái đất do đốt nhiên liệu hóa thạch. “Lớp băng tưởng như bất khả xâm phạm ở Nam Cực đang tan chảy từ bên dưới”, bài viết bình luận.

Nhìn lại hơn 100 năm trước

Năm 1897, tàu RV Belgica (từng là một tàu săn cá voi) rời Antwerp, Bỉ, khởi hành về phía nam. Đó là chuyến đi đầu tiên của “thời đại anh hùng” về thám hiểm Nam Cực. Chuyến đi này, dù vậy đã không đi theo kế hoạch.

Sau hành trình kéo dài sáu tháng, họ bắt đầu gặp phải băng biển. Nhiều lần con tàu bị mắc kẹt trong băng một hoặc hai ngày. Một thành viên thủy thủ đoàn bị rơi xuống biển và lạc trong làn nước băng giá. Nhưng đoàn vẫn tiếp tục thực hiện các phép đo khi di chuyển. Trưởng đoàn thám hiểm Adrien de Gerlache ghi lại quá trình như sau:

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

“Vào buổi trưa, chúng tôi thực hiện đo âm thanh của biển sâu, với một loạt nhiệt độ ở nhiều độ sâu khác nhau. Chúng tôi thả 560 mét dây và mang về được một khối đất sét màu xanh. Nhiệt độ bề mặt biển ở mức đóng băng và ở phía dưới ấm hơn một chút”.

Khám phá của họ về vùng nước ấm dưới sâu là rất quan trọng. Kể từ đó nó được đặt tên là “nước sâu vùng cực”.

Băng biển ở Nam Cực tan nhanh
Ngày nay, vùng nước sâu ở cực đang ngày càng ấm hơn, khi các đại dương hấp thụ gần như toàn bộ lượng nhiệt dư thừa ở Trái đất do đốt nhiên liệu hóa thạch. (Ảnh minh họa)

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Vào những năm 1897-1898, sức mạnh của băng giá vẫn còn rất ghê gớm. Khi ấy, đoàn thám hiểm trên RV Belgica thường xuyên mắc kẹt trong lớp băng dày, các thành viên trải qua mùa đông trong nhiều tháng liên tục, với cái rét và bóng tối. Cái lạnh gay gắt đến mức họ thường xuyên viết di chúc trước khi đi ngủ. Phải đến tháng 1/1899, sau nhiều nỗ lực dùng chất nổ để phá băng, họ mới giải phóng được con tàu để trở về nhà.

Các nhà khoa học ngày nay, khi so sánh dữ liệu với những gì đoàn RV Belgica tìm được nhiều năm trước, đã rút ra được những thông tin vô giá.

Băng giảm 12% mỗi thập kỷ

Nếu RV Belgica ở cùng địa điểm trên biển Bellingshausen ngoài khơi bán đảo Nam Cực, nhưng vào năm 2023, thay vì năm 1897, thì câu chuyện sẽ rất khác.

Trong 126 năm qua, con người đã góp phần vào việc thay đổi khí hậu Trái đất. Nhiên liệu hóa thạch đã cho chúng ta nhiều năng lượng hơn, nhưng lại gây ra hậu quả khó lường – đốt những nhiên liệu này sẽ giải phóng carbon dioxide và các loại khí khác đã bị chôn vùi từ lâu vào khí quyển. Các khí này phóng đại hiệu ứng nhà kính tự nhiên giúp Trái đất không bị đóng băng. Hầu như toàn bộ nhiệt lượng bị giữ lại bởi các hoạt động của con người đã đi vào đại dương.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Cứ như vậy, ở phía bắc, băng biển Bắc Cực bắt đầu biến mất từ những năm 1970 trở đi, giảm khoảng 12% mỗi thập kỷ.


Một tàu thám hiểm từng kẹt trong băng trong hơn một năm.

Băng biển ở Nam Cực thì tồn tại lâu hơn. Một con tàu như Belgica có thể vẫn bị mắc kẹt trong băng biển vào cuối năm 2015. Nhưng giờ thì không. Trong 8 năm qua, băng biển ở Nam Cực đã bắt đầu tan chảy nghiêm trọng. Và trong 3 năm qua, sự tan chảy này đặc biệt tăng tốc. Giờ đây, nghiên cứu mới cho thấy băng biển ở Nam Cực đã trải qua “sự chuyển đổi đột ngột”.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Tính đến tháng 3/2023, vùng biển RV Belgica từng đi qua không còn những khối băng nứt nẻ nữa. Hầu như không có băng ở biển Bellinghausen từ tháng 2 đến tháng 4.

Vào đầu năm 2024, tàu nghiên cứu biển RV Investigator của Australia đã đi 12.000 km từ Hobart xuống bờ biển Nam Cực và quay trở lại Fremantle. Điều gây sốc là hải trình này diễn ra thật dễ dàng.

Khi băng biển dày nhất, ngay cả những con tàu hiện đại cũng gặp khó khăn trong việc di chuyển. Nhưng trong chuyến đi này, các nhà khoa học trên tàu đã thu thập được lượng dữ liệu khổng lồ từ những đại dương tối tăm đáng lẽ phải bị lớp băng biển dày bao phủ.


Năm 2024, một tàu đến Nam Cực gần như không gặp trở ngại gì.

“Sông băng ngày tận thế”

Ở lục địa băng, biến đổi khí hậu gây ra những thay đổi đáng lo ngại từ lâu.

Bán đảo Nam Cực – phần đuôi dài gần Nam Mỹ nhất, nơi hầu hết các tàu du lịch cập bến – đang bắt đầu chuyển sang màu xanh. Tảo phát triển trên tuyết nhiều hơn, trong khi hai loài thực vật có hoa bản địa là cỏ ngọc trai Nam Cực và cỏ lông Nam Cực cũng đang mở rộng phạm vi trên các hòn đảo.

Vào thế kỷ 19, tới Nam Cực là một hành trình đầy nguy hiểm, đẩy tới giới hạn chịu đựng của con người. Nhưng khi băng biển rút đi, các tàu du lịch thực hiện hành trình từ các cảng ở Argentina và Chile đến vùng cực ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Số lượng khách du lịch trên tuyến này đã tăng gấp 10 lần kể từ những năm 1990, đặc biệt tăng nhanh trong hai năm qua.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Lục địa băng từ lâu được bảo vệ với dòng nước lạnh và chảy xiết trong các đại dương bao quanh. Nhưng bây giờ nhiệt truyền vào khu vực này qua nước chứ không phải qua không khí. Dòng hải lưu vòng Nam Cực đang tăng tốc và nước ấm hơn tràn vào vùng biển băng giá này. Băng biển ở Nam Cực đang bị “ăn mòn” từ bên trong.

Điều đó có nghĩa cái gọi là “sông băng ngày tận thế” đang gặp nguy hiểm. Sông băng Thwaites có kích thước bằng Vương quốc Anh và chứa đủ nước để nâng mực nước biển lên 60 cm. Nhưng mối đe dọa thực sự nằm đằng sau Thwaites. Sông băng này còn là một nút chặn, ngăn những dòng sông băng lớn hơn nhiều chảy ra đại dương. Nếu điều này xảy ra, mực nước biển sẽ dâng tăng tốc.

Nam Cực từng là nơi con người tìm thấy giới hạn của mình. Chịu đựng cái lạnh, bóng tối vô tận và những ngày trôi dạt bất lực trong băng, thủy thủ đoàn Belgica đã tìm thấy chính mình.

“Hơn một thế kỷ sau, chúng ta nhận thấy băng cũng có giới hạn”, các chuyên gia viết.

  • Vì sao chúng ta không thể khai quật những kim tự tháp ở Nam Cực?
  • Xuất hiện “dòng sông trên trời” có khả năng “bẻ gãy” một lục địa
  • Nam Cực chuẩn bị “đẻ” cho nhân loại một đứa con to gấp đôi cả thành phố New York

Ol Doinyo Lengai – Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đã qua không biết bao nhiêu thế hệ, những người Maasai bản địa ở Tanzania (Trung Đông Phi châu) vẫn gọi ngọn núi lửa còn hoạt động này là Ol Doinyo Lengai, trong thổ ngữ mang nghĩa Mountain of God – ngọn núi của thần thánh. Từ thời Eng’ai, một trong những vị thần của người Maasai, khi tạo nên ngọn núi lửa có lẽ bà đang ở trong một tâm trạng không tốt.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Người Maasai coi Eng’ai là vị thần cao cả đã dựng nên vạn vật. Bà thường xuất hiện với 2 hình ảnh, bề ngoài màu đen (Eng’ai Narok) hiền hòa và bao dung với người Maasai còn nếu bề ngoài màu đỏ (Eng’ai Nayokie) thường mang lại tai họa.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Ngọn núi lửa Ol Doniyo Lengai duy nhất vẫn hoạt động tại Tanzania. (Ảnh: ravpix/flickr)

Ol Doinyo Lengai là một trong những núi lửa kỳ lạ nhất trên Trái Đất, thậm chí trong hệ Mặt Trời. Nhìn từ xa, ngọn núi này không có gì đặc biệt, nhưng khi nhìn vào miệng phun phía bắc, người quan sát sẽ thấy nó phun ra một dạng dung nham đen độc đáo, tương đối nguội và chảy như dầu máy.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Nằm ở Đới tách giãn Đông Phi, phía bắc Tanzania, Ol Doinyo Lengai là núi lửa đang hoạt động duy nhất được biết đến với khả năng phun dung nham gốc carbon, hay dung nham natrocarbonatite. Có một số bằng chứng cho thấy núi lửa trên sao Kim cũng có thể từng phun dung nham natrocarbonatite, nhưng trên Trái Đất, Ol Doinyo Lengai là núi lửa duy nhất hoạt động như vậy.

Với chiều cao 2.962 m, núi lửa này có hai miệng phun, nhưng chỉ có miệng phun phía bắc phun trào. Thời kỳ phun trào gần đây nhất bắt đầu vào tháng 4/2017 và vẫn tiếp diễn theo báo cáo mới nhất vào tháng 3/2024.


Ol Doinyo Lengai là núi lửa đang hoạt động duy nhất được biết đến với khả năng phun dung nham gốc carbon.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Năm 2009, một nhóm nhà nghiên cứu núi lửa thu thập các mẫu khí từ Ol Doinyo Lengai để tìm hiểu dòng dung nham gốc carbon độc đáo. Họ phát hiện, thành phần của chúng rất giống với những loại khí phun ra từ các sống núi giữa đại dương, dù Ol Doinyo Lengai nằm khá sâu trong đất liền.

Điều này khiến nhóm nghiên cứu kết luận, dung nham giàu carbon sinh ra do các khoáng chất tan chảy ở lớp phủ trên – lớp đá dày ngay bên dưới vỏ Trái Đất. “Tính chất hóa học và cấu tạo đồng vị của các khí cho thấy, CO2 bắt nguồn trực tiếp từ lớp phủ trên, bên dưới Đới tách giãn Đông Phi”, David Hilton, giáo sư địa hóa học tại Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California San Diego, đồng tác giả của nghiên cứu năm 2009, cho biết.

Đới tách giãn Đông Phi đã hoạt động kiến tạo trong khoảng 25 triệu năm và vẫn là một trong những điểm nóng địa chất thú vị nhất thế giới. Đây là một vết nứt khổng lồ trong mảng châu Phi đang tách ra xa nhau với tốc độ vài mm mỗi năm. Qua thời gian dài, cuối cùng nó có thể xé đôi châu Phi, tạo ra đại dương mới giữa Đông Phi và phần còn lại của mảng châu Phi. Ngoài Ol Doinyo Lengai, Đới tách giãn Đông Phi cũng góp phần tạo nên nhiều ngọn núi cao chót vót trong vùng như núi Kilimanjaro, núi Kenya.

Mặc dù cũng có một vài ngọn núi lửa phun trào dung nham chứa carbonate nhưng Ol Doinyo Lengai lại đặc biệt theo cách riêng của mình. Nếu bạn muốn trải nghiệm ngọn núi lửa hoàn toàn khác thường, hãy đặt Ol Doinyo Lengai trong danh sách các điểm đến trong tương lai.

Carbon và silicate phun trào khỏi miệng Ol Doinyo Lengai có màu đen và nhiệt độ chỉ bằng một nửa so với núi lửa thông thường. Mặc dù vậy nó vẫn có thể “nướng” cháy mọi thứ với nhiệt độ hơn 500 độ C và sau đó sẽ nguội đi một cách nhanh chóng khi tiếp xúc với không khí. Ban đêm, người ta cũng có thể quan sát những đốm màu cam bốc lên từ miệng núi lửa chứ không chỉ tuyền một màu đen.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Với nhiều nhà “núi lửa học”, họ coi Ol Doinyo Lengai giống như “ngọn núi lửa đồ chơi” bởi sức nóng vừa phải. Các đoàn khoa học cũng thường xuyên đến đây cùng với dòng du khách để nghiên cứu và ngắm nhìn phong cảnh kỳ vĩ do mẹ thiên nhiên tạo nên. Dung nham nhìn giống như bọt xà bông hơn là nham thạch và bạn sẽ cảm thấy có thể dùng thìa, muỗng để xúc về làm kỷ niệm.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Một Hornito nhìn như chiếc sừng khổng lồ sừng sững trên đỉnh núi lửa. (Ảnh: Ric Lander/flickr)

Những tay leo núi và người yêu khám phá thường đi bộ theo lối của những hornitos (tháp nhọn được tạo lên bởi dòng nham thạch phun trào). Những tháp đá hình nón này khiến cho nhiều người rất thích thú và việc đến gần núi lửa khi nó đang hoạt động còn là trải nghiệm hấp dẫn hơn.

Hornitos được tạo nên với sự trợ giúp của số lượng lớn carbon dioxide. Nó tạo nên những bọt dung nham to bằng quả bóng đá, sau khi bị vỡ ra nó từ từ tạo nên lớp nền và vun dần lên thành hình nón.

Mỗi khối nham thạch phun ra tại Lengai không quá lớn chỉ rộng khoảng một mét và nhanh chóng nguội đi khi đang ở trên không trung. Khi rơi xuống nó vỡ tan trong chốc lát.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Dòng nham thạch chảy xuống màu đen dễ làm người ta tưởng nhầm là bùn. Không quá khó để đo độ tuổi của nham thạch phun ra tại Lengai. Ban đầu chúng có màu đen như hắc ín, cấu thành một cách mềm mại theo từng gợn sóng thường gọi là pahoehoe. Sau đó tùy theo hàm lượng vật chất bên trong mà chúng có thể đổi sang màu xám, nâu hay đen. Tồn tại trên ngoài vài ngày, sự thay đổi hóa học bên trong diễn ra khi mưa xuống, lớp dung nham chuyển thành màu trắng và dễ bị vỡ hơn.

Từ thế hệ này qua thế hệ khác, những phụ nữ Maasai có gia đình tụ tập dưới chân ngọn núi lửa để hy vọng thần Eng’ai sẽ đáp lại những lời cầu nguyện và cho họ con cái.

Nhiều du khách chọn Ol Doniyo Lengai không chỉ muốn thử cảm giác đất dưới chân mình nóng đến chảy cả giầy ra sao, mà còn bởi đây là ngọn núi lửa duy nhất còn hoạt động tại Tanzania. Đây cũng không phải là điểm dành cho du khách thông thường bởi vị trí địa lý nằm giữa một vùng hoang dã và không có các điểm lưu trú tiện lợi như đỉnh Kilimanjaor, khu bảo tồn Ngorongoro Crater hay công viên quốc gia Serengeti.

Từ Arusha (cách thủ đô Dodoma 420km), thị trấn lớn gần nhất, mất gần cả ngày trên cung đường bụi đất qua những vùng đất của người Maasai và khu vực sinh sống của đà điểu, hươu cao cổ, ngựa vằn mới đến được gần Ol Doinyo Lengai. Nếu khởi hành từ khu nghỉ chân bên dưới vào nửa đêm về sáng (1h sáng) bạn sẽ có thể lên được đến đỉnh núi và ngắm bình mình tại đỉnh thung lũng Rift. Nhiều du khách chọn cắm trại qua đêm giữa hoặc sát chân núi nếu không muốn di chuyển một lần cho chặng đường dài.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Những tháp đá hình nón được tạo thành bởi dung nham và dòng nham thạch màu xám chảy xuống sườn núi lửa Ol Doniyo Lengai. (Ảnh: Cw Anderson/flickr)

Điểm ấn tượng từ xa du khách sẽ dễ dàng nhận ra là dòng dung nhảm chảy thành những vệt dài với gam màu xám nhiều sắc độ. Ngoài việc chiêm ngưỡng ngọn núi lửa kỳ lạ, bạn còn có cơ hội gặp gỡ những người Maasai bản địa và tìm hiểu đời sống cũng như nét văn hóa đặc trưng của họ.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})
  • 10 núi lửa đáng sợ nhất thế giới
  • 11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
  • Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?