Tại sao El Nino lại khiến con người hắt xì nhiều hơn?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Cứ sau vài năm, El Nino lại xuất hiện ở Thái Bình Dương đang có tác động tiêu cực đến những người bị dị ứng. Bạn có thể bị hắt hơi và sụt sịt nhiều hơn. Tại sao vậy?

Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến hơn 400 triệu người trên toàn thế giới, với con số tăng 10-30% mỗi thập kỷ. Hiện tượng El Nino và lượng phấn hoa tăng lên – cả hai thường liên quan đến biến đổi khí hậu – đang có tác động tiêu cực đến những người bị dị ứng.

Độ ẩm tăng lên có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng.
 Độ ẩm tăng lên có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng. (Ảnh minh họa).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng hiện tại, mùa phấn hoa bắt đầu sớm hơn 20 ngày, kéo dài hơn 10 ngày và có lượng phấn hoa nhiều hơn 21% so với năm 1990.

Khi chúng ta gặp hiện tượng El Nino, trái đất sẽ nóng hơn mức trung bình một chút. Nó khuếch đại tác động của biến đổi khí hậu bằng cách tăng cường các hiện tượng thời tiết cực đoan. Tất cả điều này bắt nguồn từ mức CO₂ cao trong khí quyển và lượng mưa thất thường.

Nhiệt độ ấm hơn liên quan đến El Nino ảnh hưởng đến hành vi của thực vật. Một số tạo ra phấn hoa vào đầu mùa xuân, trong khi một số khác, như cỏ phấn hương, kéo dài mùa sinh trưởng sang mùa thu. Mùa phấn hoa dài hơn và dữ dội hơn có thể dẫn đến các triệu chứng thể chất nghiêm trọng.

El Nino phá vỡ mô hình lưu thông khí quyển, dẫn đến lượng mưa ở một số vùng và hạn hán ở những vùng khác. Lượng mưa có thể chia phấn hoa thành những mảnh nhỏ hơn, dễ gây dị ứng hơn. Độ ẩm tăng lên có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Bên cạnh đó, những thay đổi về mô hình nhiệt độ và lượng mưa ảnh hưởng đến phấn hoa do gió mang theo, điều này rất quan trọng đối với quá trình thụ tinh của cây. Nó có thể làm tăng phản ứng dị ứng bằng cách làm cho protein trong hạt phấn hoa mạnh hơn.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature năm ngoái dự đoán số lượng phấn hoa sẽ tăng 200% vào cuối thế kỷ này, nếu ô nhiễm làm nóng lên hành tinh tiếp tục gia tăng.

Theo WHO, dị ứng có thể ảnh hưởng đến một nửa dân số vào năm 2050. Một nghiên cứu khác thậm chí còn gọi nó là kẻ giết người vô hình.

  • Vì sao một quốc gia ven biển nhỏ bé ở phía đông bắc châu Phi lại được mệnh danh là “Tiền đồn Biển Đỏ”?
  • Vì sao Trái đất sẽ không bao giờ bị “nuốt chửng” nếu một ngày nào đó Mặt trời hóa lỗ đen?
  • Vì sao đỉnh Everest lại có sức hút với nhiều người đến vậy?

Loài nào có bộ não lớn nhất, chúng có phải thông minh nhất?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Loài nào có bộ não lớn nhất trong thế giới động vật? Và liệu bộ não lớn có liên quan đến chỉ số IQ cao?

Trong thế giới động vật, nhiều loài cho thấy chúng rất thông minh. Từ cá voi sát thủ với chiến lược săn mồi đáng sợ, đến những con mèo đủ thông minh để giải các câu đố nhận thức,  thậm chí cả những con cá có khả năng đếm… Vậy loài nào có bộ não lớn nhất?

Loài có bộ não lớn nhất

Cá nhà táng (Physeter macrocephalus) có bộ não lớn nhất, nặng tới khoảng 9kg
Cá nhà táng (Physeter macrocephalus) có bộ não lớn nhất, nặng tới khoảng 9kg – (Ảnh: Shutterstock)

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Cho đến nay chưa có loài nào vượt qua được cá nhà táng (Physeter macrocephalus), với bộ não nặng tới 9kg.

Không chỉ vậy chúng còn được ghi nhận có trí thông minh đáng nể. Một nghiên cứu năm 2021 phát hiện sau vài lần đi săn, tỉ lệ thợ săn ném trúng lao vào chúng đã giảm gần 60%.

Có lẽ cá nhà táng đã học được cách né tránh thợ săn, hoặc chúng có thể truyền thông tin cho đồng loại của mình, cho thấy chúng có kỹ năng giao tiếp và thông minh hơn so với suy nghĩ ban đầu.

Tuy nhiên khi “xếp loại” não, chúng ta cũng nên xem xét cấu tạo của chính bộ não. Tiểu não là một cấu trúc chịu trách nhiệm về cử động, thăng bằng, theo dõi và một số ký ức.

Ở cá nhà táng, tiểu não chiếm khoảng 7% tổng khối lượng não, trong khi ở cá voi sát thủ, con số này gấp đôi, khoảng 14%. Đối với con người, tiểu não chiếm khoảng 10% tổng khối lượng não trung bình của người, nặng khoảng 1,4kg.

Tổng kích thước cơ thể của động vật cũng cần được xem xét khi đánh giá bộ não lớn nhất. Nếu xét theo tiêu chí này thì “quán quân” là loài kiến Brachymyrmex: bộ não chiếm tới 12% tổng khối lượng cơ thể 0,049 miligam của chúng, theo một nghiên cứu năm 2009.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Điều này phù hợp với cái gọi là quy tắc của Haller: động vật càng lớn về kích thước tổng thể thì tỉ lệ não so với cơ thể càng nhỏ. “Vì kích thước não tỉ lệ với kích thước cơ thể, nên các động vật nhỏ nhất có tỉ lệ não so với cơ thể tương đối lớn nhất”, Wulfila Gronenberg, giáo sư về thần kinh học tại Đại học Arizona, nói với Live Science.

Não nhỏ nhưng thông minh

Giống quạ cũng thông minh như loài vượn to, mặc dù có bộ não nhỏ hơn nhiều
Giống quạ cũng thông minh như loài vượn to, mặc dù có bộ não nhỏ hơn nhiều – (Ảnh: Pinterest)

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Một bộ dữ liệu của 1.400 loài động vật có vú (bao gồm cả một số loài hóa thạch) đã so sánh kích thước não và cơ thể của chúng và cho thấy một số kết quả đáng ngạc nhiên. Theo đó hải cẩu California, mặc dù nổi tiếng với những trò lừa ngoạn mục mà nó có thể thực hiện, nhưng lại có bộ não nhỏ so với khối lượng cơ thể.

Ngược lại, con người và cá heo có thân hình nhỏ hơn nhưng bộ não lại lớn hơn. Ở tinh tinh và đười ươi, mặc dù có kích thước tương đương với con người nhưng bộ não của chúng chỉ bằng khoảng một phần ba.

Sau đó là hiện tượng thú vị về hội chứng thuần hóa, nơi các loài được thuần hóa có kích thước não nhỏ hơn so với các loài hoang dã của chúng. Ví dụ giống bò chọi có bộ não gần bằng kích thước của bò rừng hoang dã đã tuyệt chủng, aurochs (Bos primigenius). Bò thịt và bò sữa thường xuyên tiếp xúc với con người có bộ não nhỏ nhất.

Đối với động vật trên cạn, voi có bộ não lớn nhất và thể hiện trí thông minh xã hội, cảm xúc và trí nhớ ở mức độ cao.

Đối với động vật trên cạn, voi có bộ não lớn nhất và thể hiện trí thông minh xã hội cao
Đối với động vật trên cạn, voi có bộ não lớn nhất và thể hiện trí thông minh xã hội, cảm xúc và trí nhớ ở mức độ cao – (Ảnh: worldwildlife.org).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Chúng ta cũng đừng quên loài chim, với giống quạ nổi tiếng là thông minh. Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund cho thấy rằng quạ thông minh ngang ngửa với tinh tinh mặc dù kích thước não khác nhau.

“Kích thước não không phải là tất cả. Chúng tôi phát hiện ra rằng chim họ quạ cũng thông minh như vượn to, mặc dù có bộ não nhỏ hơn nhiều”, tác giả nghiên cứu Can Kabadayi cho biết.

  • Bộ não lớn nhất hành tinh của cá nhà táng
  • 7 đặc điểm chứng minh voi là loài động vật cực kỳ thông minh
  • Những sự thật gây sốc về bộ não con người

NASA hoãn phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trước khi quyết định hoãn phóng tàu vũ trụ Starliner được đưa ra, các phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams đã ngồi sẵn trên ghế lái.

Kế hoạch lần đầu tiên phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS)  của Mỹ đã không thể diễn ra như kỳ vọng.

Hai giờ trước thời điểm phóng theo kế hoạch, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã phát hiện một vấn đề mới có thể ảnh hưởng đến an toàn của chuyến bay, do đó phải hoãn phóng tàu.

Tàu vũ trụ Starliner
Tàu vũ trụ Starliner – (Ảnh tư liệu: NASA).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Bài đăng của giám đốc NASA Bill Nelson trên nền tảng X nêu rõ: “Không thể thực hiện vụ phóng vào tối nay. Như tôi đã nói trước đây, ưu tiên hàng đầu của NASA là an toàn. Chúng tôi sẽ khởi hành khi mọi khâu đã sẵn sàng”.

Trước khi quyết định trên được đưa ra, các phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams đã ngồi sẵn trên ghế lái.

Theo kế hoạch, tàu vũ trụ Starliner sẽ được phóng từ Mũi Canaveral vào 22h34 ngày 6-5 theo giờ địa phương (tức 9h34 ngày 7-5 theo giờ Việt Nam), bằng tên lửa đẩy Atlas V do United Launch Alliance – công ty liên doanh giữa Boeing và Lockheed Martin, chế tạo. Khi tàu Starliner đi vào vũ trụ, hai nhà du hành sẽ thử nghiệm điều khiển tàu bằng tay.

Đây sẽ là lần thử nghiệm cuối cùng trước khi Starliner chính thức đảm nhận việc vận chuyển phi hành gia cho NASA. Bà Dana Weigel – giám đốc chương trình ISS của NASA – nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cơ quan này có lựa chọn thứ 2 về phương tiện đưa con người vào không gian, ngoài tàu Dragon của SpaceX. Do đó, chuyến bay này được coi là cột mốc quan trọng đối với cả Boeing và NASA.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Vụ phóng một lần nữa bị hoãn do các kỹ sư NASA cho rằng họ cần thêm thời gian để điều tra các chỉ số bất thường từ van xả oxy trên tầng thứ hai của tên lửa đẩy.

Trước đó, nhiều cuộc thử nghiệm Starliner đã không thành công. Trong chuyến bay thử nghiệm không người lái đầu tiên vào năm 2019, tàu Starliner đã không đi vào đúng quỹ đạo, phải trở về khi chưa tiếp cận được ISS.

Sau đó, do trục trặc kỹ thuật nên lần phóng thử vào năm 2021 cũng đã bị hoãn. Tháng 5-2022, tàu Starliner không có người lái đã đến được ISS, song các vấn đề sau đó đã trì hoãn chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên.

Mặc dù ISS dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào năm 2030, nhưng cả tàu Starliner và Dragon đều có thể được sử dụng để đưa con người lên các trạm vũ trụ tư nhân trong tương lai mà một số công ty đang có kế hoạch xây dựng.

  • Boeing thử nghiệm tàu vũ trụ Starliner
  • NASA, Boeing thông báo thời điểm phóng thử tàu vũ trụ Starliner
  • Cái chết thương tâm của nhà du hành Liên Xô rơi từ vũ trụ

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

5 năm trước chuyến bay đầu tiên của Concorde, một mẫu máy bay siêu thanh khác từng cất cánh. Đó là XB-70 Valkyrie, máy bay thử nghiệm do Không quân Mỹ phát triển. Chuyến bay đầu tiên của nó cách đây 60 năm vào tháng 9/1964 mở ra kỷ nguyên vàng cho máy bay siêu thanh. Máy bay này sau đó đạt tốc độ hơn 3.218km/h, nhanh hơn gần 50% so với Concorde, theo CNN.

NASA từng sử dụng nguyên mẫu tiền sản xuất của XB-70 để nghiên cứu bay tốc độ cao
NASA từng sử dụng nguyên mẫu tiền sản xuất của XB-70 để nghiên cứu bay tốc độ cao vào thập niên 1960. (Ảnh: NASA).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Chương trình XB-70 cũng có vấn đề riêng. Là máy bay quân sự, phương tiện trở nên lỗi thời trước cả khi triển khai. Tuổi thọ ngắn ngủi của nó bị đánh dấu bởi một tai nạn thảm khốc. Tuy nhiên, thiết kế của chiếc máy bay vẫn là một biểu tượng của bay siêu thanh.

XB-70 Valkyrie ra đời từ công cuộc cạnh tranh giữa Boeing và North American Aviation, khi đó là một hãng sản xuất hàng không vũ trụ lớn, từng được Không quân Mỹ lựa chọn vào năm 1957 để phát triển máy bay ném bom có thể chở vũ khí ở tốc độ 1.535 km/h và độ cao 18.288 m. Tuy nhiên, việc một trinh sát cơ U2 bị Liên Xô bắn hạ năm 1960 dẫn tới sự chuyển đổi từ máy bay ném bom có người lái sang tên lửa đạn đạo. Năm 1961, tổng thống Kennedy cho rằng mẫu XB-70 tiếp theo có ít khả năng xâm nhập thành công vào hàng ngũ phòng thủ của quân địch. Kết quả là mục tiêu của chương trình chuyển sang nghiên cứu bay tốc độ cao.

Mẫu XB-70 đầu tiên có biệt danh Valkyrie được triển khai ở Palmdale, California, vào ngày 11/5/1964. Với sải cánh hơn 30 m, dài 56 m và trang bị 6 động cơ turbine phản lực luồng, đây là một trong những máy bay ấn tượng nhất từng được chế tạo. Đặc trưng của phương tiện là phần đầu cánh vẫn nằm ngang ở tốc độ cận âm, nhưng gập lại khi đạt tốc độ siêu thanh để giảm lực cản. Các đặc điểm thiết kế chính như cánh hình tam giác và phần thân mỏng dài của XB-70 Valkyrie được mô phỏng theo bởi cả Concorde và bản sao từ Liên Xô của nó là Tupolev Tu-144. Tupolev Tu-144 thậm chí có cả cánh lượn phía sau buồng lái giống XB-70 giúp phi công kiểm soát tốt hơn ở tốc độ thấp.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Theo thời gian, khi có nhiều thông tin hơn, thiết kế máy bay siêu thanh chở khách trở nên tinh tế hơn như Concorde. Sau khi vai trò máy bay ném bom của Valkyrie bị loại bỏ, các nhà thiết kế nảy ra ý tưởng thay thế bằng phiên bản vận chuyển phục vụ quân sự và dân sự.

Rất khó tưởng tượng những gì hành khách trải nghiệm trên một chiếc máy bay như vậy, nhưng nó có thể khá giống Concorde, êm ái và có không gian rộng rãi giữa các hàng ghế. Do chi phí vận hành máy bay và số chỗ ngồi hạn chế, giá vé chỉ khả thi với tầng lớp giàu có và trung lưu khá giả. Điều quan trọng là phương tiện bay rất nhanh, qua lại giữa London và New York trong 2,5 giờ so với 3,5 giờ khi bay bằng Concorde.

Chương trình XB-70 bị rút ngắn bởi một tai nạn chết người vào năm 1966, trong buổi chụp ảnh do General Electric tổ chức. Chiếc Valkyries thứ hai tiên tiến hơn máy bay đầu tiên đâm vào máy bay F-104N nhỏ hơn giữa không trung, khiến hai phi công thiệt mạng và một người khác bị thương nặng. Máy bay Valkyrie bị phá hủy mới chỉ bay 46 chuyến trong khi chiếc còn lại kết thúc sự nghiệp sau 83 chuyến bay và hơn 160 giờ trong không trung. Chuyến bay cuối cùng diễn ra vào ngày 4/2/1969, để chở máy bay từ Trung tâm nghiên cứu bay Armstrong của NASA tại California tới Căn cứ không quân Wright-Patterson ở Ohio, nơi nó gia nhập bộ sưu tập ở Bảo tàng Không quân.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})
  • Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
  • Thử nghiệm máy bay siêu thanh quân sự HTV-2 thất bại
  • Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Không phải hàu, đây mới là thực phẩm giúp tăng cường sinh lý không kém Viagra

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Mới đây, một chuyên gia y tế gợi ý 1 loại thực phẩm rẻ và dễ kiếm có thể có tác dụng không kém Viagra.

Theo báo Anh The Sun, Viagra là loại thuốc không thể thiếu trong phòng ngủ của hàng triệu người Anh mắc chứng rối loạn cương dương.

Củ dền đỏ
Củ dền – thực phẩm có lợi ích tương tự Viagra.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Nhưng hóa ra, một số thực phẩm và đồ uống rẻ tiền có thể giúp tăng cường sinh lý không kém Viagra.

Tiến sĩ Michael Mosley, chuyên gia y tế nổi tiếng tại Anh, gần đây gợi ý 1 thực phẩm có lợi ích tương tự Viagra, đó chính là củ dền.

Trên một chương trình talkshow, tiến sĩ Mosley cho biết củ dền giúp mạch máu giãn nở, cải thiện lưu lượng máu đến vùng kín và giảm huyết áp – giống như tác dụng của Viagra.

Tiến sĩ Mosley nói: “Đối với những người quan tâm đến hóa sinh, về cơ bản củ dền rất giàu nitrat”.

“Nitrat được vi khuẩn trong miệng chuyển đổi thành oxit nitric. Điều đó giúp giãn mạch – sự giãn nở của các mạch máu”.

“Đó là nguyên nhân khiến huyết áp giảm xuống và giúp tăng cường năng lượng để mọi người trở nên năng động hơn, đặc biệt ở người lớn tuổi”.

  • Đàn ông cả làng luôn rạo rực vì suốt ngày hít khói Viagra
  • Những tác dụng kỳ lạ của Viagra
  • “Sinh vật lạ” được mệnh danh là “Viagra tự nhiên”
(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

CO₂ càng nhiều, virus lây càng nhanh

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Một nghiên cứu mới cho thấy việc giữ nồng độ CO₂ ở mức thấp sẽ giúp giảm tải lượng virus truyền nhiễm trong không khí.

Theo nhà hóa học Allen Haddrell từ Đại học Bristol (Anh), việc mở cửa sổ có thể có những tác dụng đáng kể hơn mọi người vẫn nghĩ, đặc biệt là trong những căn phòng đông người và thông gió kém. Không khí trong lành sẽ có nồng độ CO2 thấp hơn, làm cho virus bị bất hoạt nhanh hơn nhiều.

Nồng độ CO2 ảnh hưởng đến virus

Bằng cách đo khả năng duy trì sự lây nhiễm của SARS-CoV-2 khi ở dạng khí dung trong các giọt, với các điều kiện môi trường khác nhau, Haddrell và các đồng nghiệp đã phát hiện nồng độ CO2 trong không khí ảnh hưởng trực tiếp đến độ ổn định của virus.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Không khí trong lành sẽ có nồng độ CO2 thấp hơn, làm cho virus bị bất hoạt nhanh hơn nhiều
Không khí trong lành sẽ có nồng độ CO2 thấp hơn, làm cho virus bị bất hoạt nhanh hơn nhiều – (Ảnh: UKRI)

Họ đã sử dụng một kỹ thuật mới nhằm đo lường tác động của nhiệt độ, độ ẩm tương đối và nồng độ khí khác nhau lên các hạt virus lơ lửng. Nồng độ CO2 trong khí quyển được đo ở mức khoảng 400 phần triệu (ppm).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Tuy nhiên, khi tập trung đủ người trong phòng kín, nồng độ có thể tăng vọt lên khoảng 3.000 ppm. Nhóm nghiên cứu nhận thấy số lượng hạt virus có thể lây nhiễm ở nồng độ cao này có thể cao gấp 10 lần so với lượng virus có thể tìm thấy trong không khí ngoài trời.

“Độ pH cao của các giọt khi thở ra có chứa virus SARS-CoV-2 có thể là nguyên nhân chính làm mất khả năng lây nhiễm.

CO2 đóng vai trò như một axit khi tương tác với các giọt nước. Điều này khiến độ pH của các giọt nước trở nên kém kiềm hơn, kết quả là virus bên trong chúng bị bất hoạt với tốc độ chậm hơn”, Haddrell giải thích.

Hơn nữa, những môi trường đông đúc trong không gian thông gió kém có thể vượt quá 5.000 ppm CO2. Nhà hóa học Haddrell lưu ý, mối quan hệ này làm sáng tỏ lý do tại sao các sự kiện siêu lây lan có thể xảy ra trong những điều kiện nhất định.

Biến đổi khí hậu làm gia tăng sự lây lan virus

Các chủng SARS-CoV-2 khác nhau có những dạng thức ổn định khác nhau trong không khí. Vì vậy, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận mối quan hệ giữa CO2 và các loại virus khác, nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ sự khác biệt này có thể giải thích tại sao nhiều loại virus đường hô hấp có tính chất theo mùa.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Khi thời tiết lạnh hơn, mọi người có xu hướng dành nhiều thời gian hơn trong nhà và tiếp xúc nhiều hơn với không khí có nồng độ CO2 cao hơn. Lượng CO2 trong không khí ngoài trời cũng đang tăng lên do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Những dự báo gần đây dự đoán nồng độ có thể vượt quá 700 ppm vào cuối thế kỷ này.

“Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu net zero trên toàn cầu, khi chỉ ra rằng ngay cả với mức CO2 tăng nhẹ, và vốn đang tăng do tình trạng biến đổi khí hậu, có thể cải thiện đáng kể tỉ lệ sống sót của virus và tăng nguy cơ virus lan rộng”, Haddrell cho biết thêm.

Nhà hóa học vật lý Jonathan Reid, đến từ Đại học Bristol, kết luận: “Những phát hiện này có thể đóng vai trò là cơ sở khoa học cho việc thiết kế các chiến lược giảm thiểu rủi ro, nhằm cứu sống mọi người trong bất kỳ đại dịch nào trong tương lai”.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.

  • NASA lo lắng vi khuẩn đột biến ở Trạm Vũ trụ lây lan xuống Trái đất
  • Có thể bạn chưa biết: Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
  • Con người truyền số lượng virus sang động vật nhiều gấp đôi số lượng chúng ta lây từ chúng!

Máy bay hoạt động thế nào khi sương mù dày đặc?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Sương mù dày đặc có thể giảm tầm nhìn, buộc phi công và kiểm soát viên không lưu phải sử dụng quy trình đặc biệt để cất cánh và hạ cánh.

Sương mù ở sân bay có thể gây rối loạn hoạt động của hãng hàng không. Tùy vào từng mùa, sương mù dẫn tới hàng nghìn vụ hoãn/hủy bay trên khắp thế giới mỗi năm. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi kèm độ ẩm cao sẽ kéo theo rủi ro sương mù lớn hơn. Vì vậy, những vụ hoãn/hủy bay có xu hướng xảy ra vào mùa đông.

Sương mù dày đặc ở sân bay Heathrow.
Sương mù dày đặc ở sân bay Heathrow. (Ảnh: PA).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trong điều kiện thông thường, kiểm soát viên không lưu (ATC) và phi công có thể điều khiển máy bay di chuyển thông qua bản đồ và dữ liệu hình ảnh. Tuy nhiên, khi sương mù xuất hiện ở sân bay và tầm nhìn giảm xuống dưới 600 m, sân bay chuyển sang Quy trình tầm nhìn thấp (LVP). LVP điều chỉnh đáng kể hoạt động để đảm bảo có nhiều không gian và thời gian hơn trên sân bay để tiến hành thao tác an toàn.

Phần phức tạp nhất khi bay trong sương mù không phải lúc cất cánh hay hạ cánh mà là lúc chạy trên đường băng. Do tầm nhìn kém trên sân bay, phi công và ATC buộc phải dựa vào bản đồ và liên lạc hạn chế. Khi bắt đầu chạy, máy bay phải tới điểm lấy hướng ở xa hơn bình thường hàng trăm mét để đạt khoảng cách tối đa lúc cất cánh.

Theo The Points Guy – một phi công, thừa nhận chạy trên đường băng còn phức tạp hơn nữa do tiến vào đường băng trong điều kiện tầm nhìn thấp có thể gây ra thảm họa. Đó là lý do tại sao phi công chọn ngừng chạy hoàn toàn và liên lạc với ATC ngay cả khi khả năng họ không biết vị trí chính xác ở mức nhỏ nhất.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Cất cánh

Sau khi máy bay tới đường băng thành công, phi hành đoàn phải đánh giá lại điều kiện tầm nhìn. Mỗi loại máy bay và sân bay có tầm nhìn tối thiểu để cất cánh, thay đổi tùy theo vị trí trên đường băng. Chỉ khi máy bay đáp ứng tiêu chí tầm nhìn tối thiểu ở mọi điểm trên đường băng, ATC mới cho phép phương tiện bắt đầu cất cánh.

Ngoài ra, đường băng cần quang đãng cho tới khi máy bay ở trong không trung, có nghĩa những máy bay khác không được tiến vào điểm lấy hướng trước khi phương tiện phía trước an toàn trên cao. Đây là một trong những lý do gây trễ chuyến. Sau khi quá trình lăn bánh lấy đà cất cánh bắt đầu, phi công cần đảm bảo máy bay chạy hoàn hảo ở chính giữa đường băng và theo dõi bất kỳ điều gì khác thường.

Hạ cánh

Hạ cánh trong LVP cũng là một nhiệm vụ phức tạp. Do tầm nhìn tối thiểu để hạ cánh thủ công là 550 m, phi công phải dựa vào chế độ autopilot để hạ cánh. Nhằm tiếp đất ở nơi có tầm nhìn thấp, các sân bay cần có hệ thống hỗ trợ hạ cánh để kết nối với máy bay trong sương mù dày.

Sau khi ATC đồng ý hạ cánh, phi công bật chức năng tự động autoland để đáp xuống đường băng và hoàn thành tiếp đất trong khi theo dõi hệ thống nhằm đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Họ chỉ lấy lại quyền kiểm soát khi máy bay đã hạ cánh và bắt đầu chạy tới nhà ga. Giống như lúc cất cánh, đường băng cần quang đãng cho tới khi máy bay hết quãng đường.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Sân bay nhiều sương mù nhất thế giới nằm ở California. Sân bay Arcata-Eureka trải qua nhiều ngày sương mù đến mức Hải quân Mỹ dùng nơi này để thử nghiệm hệ thống giảm sương mù và huấn luyện cho mọi thời tiết.

  • Bí ẩn kỳ dị, không thể giải thích trên hòn đảo hoang: Liên Xô giải mã nhưng không thành
  • Bí ẩn lớp “sương mù sát thủ” giết hại 12.000 người ở London đã được giải quyết
  • “Bí quyết bỏ túi” của các tay lái trong thời tiết sương mù

Tìm thấy vệ tinh mất tích gần 30 năm trên quỹ đạo

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Vệ tinh S73-7 có chiều rộng 66 cm, hoạt động trên quỹ đạo cao 800 km và biến mất khỏi radar từ những năm 1990.

Vệ tinh Infra-Red Calibration Balloon (S73-7) phóng lên không gian ngày 10/4/1974 thông qua Chương trình Thử nghiệm Không gian của Không quân Mỹ. Vệ tinh này thuộc Hệ thống Hexagon, trong đó S73-7 được triển khai từ vệ tinh lớn hơn trong không gian.

Mô phỏng rác vũ trụ bay xung quanh Trái đất.
Mô phỏng rác vũ trụ bay xung quanh Trái đất. (Ảnh: janiecbros/iStock).

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Theo kế hoạch ban đầu, S73-7 sẽ phồng lên và trở thành mục tiêu hiệu chỉnh cho thiết bị viễn thám. Sau khi nhiệm vụ này thất bại, vệ tinh mất tích và trở thành rác không gian cho đến khi được phát hiện lại vào tháng trước, Live Science hôm 6/5 đưa tin. Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, nghiên cứu kho dữ liệu lưu trữ và nhận thấy, S73-7 từng biến mất khỏi radar tới hai lần – lần đầu tiên vào thập niên 1970 và lần gần nhất vào thập niên 1990.

“Vấn đề ở đây là S73-7 có thể có tiết diện radar rất nhỏ, cũng có thể thứ đang được theo dõi là một mảnh vệ tinh không triển khai đúng cách, không phải kim loại và không hiển thị rõ ràng trên radar”, McDowell giải thích.

Việc biết vị trí và danh tính của từng vật thể trên quỹ đạo không hề dễ vì số lượng vật thể hiện tại lên đến hơn 20.000. Bằng cách sử dụng radar dưới mặt đất và các cảm biến quang học, giới chuyên gia có thể theo dõi rác vũ trụ, nhưng việc xác định chính xác từng vật thể là gì vẫn còn nhiều thách thức. Các cảm biến có thể phát hiện một vật thể trên quỹ đạo, nhưng sau đó nó phải được khớp với một vệ tinh trên cùng đường bay.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Sau khi phóng, các kỹ sư biết rõ vệ tinh sẽ hướng tới đâu và độ cao dự kiến nó sẽ bay lên. Với thông tin này, họ có thể xem lại tiến trình và so sánh nó với nơi vệ tinh được quan sát lần cuối. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thay đổi nào với kế hoạch di chuyển ban đầu hoặc nếu vệ tinh bị trôi dạt, các kỹ sư sẽ có rất nhiều việc phải làm để tìm lại nó.

Đó là lý do việc phát hiện S73-7 là một chiến thắng cho những người đang nỗ lực theo dõi hàng chục nghìn vệ tinh thất lạc và những vật thể khác quay quanh Trái đất. Nhưng khi ngày càng có nhiều vệ tinh bay lên không gian, việc nắm được chính xác những gì trên đó và những mối đe dọa tiềm tàng sẽ trở nên thách thức hơn.

“Nếu bạn bỏ sót một hoặc hai vật thể thì không phải là nguy cơ lớn. Nhưng bạn muốn làm công việc này tốt nhất có thể”, McDowell chia sẻ.

  • Vệ tinh sát thủ của Nga đột ngột tái hoạt động sau 2 năm “mất tích”, chưa ai lý giải được
  • Nếu một vệ tinh “triệu đô” đột nhiên biến mất, NASA sẽ làm gì?
  • Tìm thấy vệ tinh NASA mất tích 12 năm trong vũ trụ

Loài vật đã tiến hóa thế nào để trở nên đặc biệt?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Tại sao cá voi có kích thước khổng lồ? Tại sao rùa có mai hay cổ của hươu cao cổ dài như vậy?

Những điểm nổi bật trên đã tiến hóa theo thời gian nhằm giúp các loài động vật thích nghi với cuộc sống ngoài tự nhiên.

Mai rùa

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tranh luận về quá trình tiến hóa của mai rùa. Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà cổ sinh vật học từng tin rằng lớp vỏ được hình thành thông qua sự hợp nhất của các vảy xương, giống như những mảng xương tạo nên lớp vảy trên lưng cá sấu hay tatu.

Nhưng các nhà sinh học phát triển không đồng ý với lý thuyết này vì họ quan sát thấy phôi thai rùa phát triển khác với cá sấu hay tatu. Thay vào đó, họ tin rằng mai rùa được tiến hóa thông qua quá trình các xương sườn dần dần mở rộng và hợp nhất trên cơ thể.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Cuộc tranh cãi nảy lửa đến năm 2008, khi các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra hóa thạch của rùa nửa mai có răng. Dù lớp mai không hoàn chỉnh nhưng nó không có vảy xương mà xương sườn mở rộng, khẳng định lý thuyết của các nhà sinh vật học phát triển. Các nhà khoa học tin rằng việc xương sườn mở rộng ra là bước trung gian trong quá trình tiến hóa của mai rùa.

Cổ của hươu cao cổ

Cổ của hươu cao cổ tiến hóa sau những màn giao chiến với đồng loại.
Cổ của hươu cao cổ tiến hóa sau những màn giao chiến với đồng loại.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Phần cổ của hươu cao cổ có thể dài đến 3m, cho phép chúng ăn những chiếc lá ở trên cây cao. Tuy nhiên, không phải tổ tiên của hươu cao cổ hiện nay đã sở hữu chiếc cổ ấn tượng này.

Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của Discokeryx xiezhi, họ hàng của hươu cao cổ hiện đại, sống cách đây khoảng 17 triệu năm. Loài này có kích thước nhỏ hơn hươu cao cổ hiện đại, cổ ngắn và hộp sọ dày hình đĩa.

Năm 2022, giới khoa học đặt ra giả thuyết rằng hộp sọ dày của D. xiezhi đã tiến hóa để chịu những cú đánh mạnh giáng vào đầu trong cuộc chiến giữa các con đực. Sau những cuộc chiến như vậy, cổ của chúng ngày càng dài ra để hỗ trợ việc chiến đấu.

Những con đực thắng trận sẽ truyền gen này cho con cháu, tạo ra giống hươu cao cổ hiện nay. Còn những con thua cuộc có thể đã chết hoặc không có bạn tình. Giả thuyết trên được gọi là “cổ dựa trên giới tính”.

Kích thước của cá voi

Cá voi xanh hiện là loài động vật lớn nhất thế giới. Chúng đã tiến hóa từ tổ tiên Pakicetus, vốn có kích thước chỉ bằng một con chó. Theo nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Biology Letters, kích thước của cá voi, bao gồm cá voi xanh, đã tăng lên đáng kể trong 5,3 triệu năm qua.

Một trong những nguyên nhân cho sự tiến hóa vượt bậc này là hành vi lọc mồi của cá voi. Để kiếm ăn, cá voi di chuyển đến những nơi có nhiều sinh vật phù du, há miệng và hút một lượng lớn nước và mồi.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Sau đó, chúng dùng những chiếc răng giống như lông cứng để sàng lọc thức ăn. Chiến lược kiếm ăn có phần thụ động này gắn liền với quá trình trao đổi chất hiệu quả cao, cho phép cá voi tiết kiệm lượng lớn năng lượng khi di chuyển quãng đường dài.

Các nhà khoa học cho rằng trong quá khứ, nguồn sinh vật phù du, do băng tan tràn vào đại dương, là khổng lồ, giàu dinh dưỡng. Nguồn thức ăn dồi dào, kết hợp với việc tiêu tốn ít năng lượng đã thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của cá voi và cho phép chúng đạt đến kích thước khổng lồ như hiện nay.

Sọc hổ

Những chiếc sọc giúp hổ ngụy trang khi bắt mồi.
Những chiếc sọc giúp hổ ngụy trang khi bắt mồi.

Những con hổ có sọc khác nhau, giống như dấu vân tay ở người. Chúng giúp loài hổ dễ dàng ẩn nấp trong đám cỏ khi đi săn mồi.

Năm 1952, nhà toán học người Anh Alan Turing đưa ra giả thuyết rằng phản ứng hóa học giữa hai chất không đồng nhất là nguyên nhân tạo ra những “hoa văn” này. Ông gọi các chất đó là “morphogens”, nằm trong các lớp da của hổ.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Một loại đóng vai trò là chất kích hoạt còn loại kia là chất ức chế. Chất kích hoạt sẽ tạo nên những đường sọc trên người hổ còn chất ức chế làm nên khoảng trống giữ các sọc.

Giả thuyết này đã được chứng minh vào năm 2012 trên tạp chí Nature Genetics.

Rắn đuôi chuông

Âm thanh từ đuôi của rắn đuôi chuông khiến bất cứ ai nghe thấy đều ớn lạnh. Theo một nghiên cứu vào năm 2016 trên tạp chí The American Naturalist, các nhà khoa học đã quan sát 56 loài rắn thuộc họ Viperidae, bao gồm rắn đuôi chuông, và Colubridae, một trong những họ rắn lớn nhất.

Khi đối mặt với mối đe dọa, các loài rắn thuộc hai họ bắt đầu lắc và rung phần đuôi, cho thấy hành vi này là điểm chung của họ nhà rắn. Tiếng động phát ra từ đuôi rắn chuông khi rung lắc là do hai lớp chất sừng keratin, cùng chất liệu cấu thành móng tay của con người, ở cuối đuôi va chạm nhau. Bên trong chiếc đuôi, ngoài lớp sừng thì rỗng nên âm thanh vang và rắt réo hơn.

Những con rắn lắc đuôi nhanh nhất đã tạo thành một tập thể, gọi là rắn đuôi chuông, cũng là loài tiến hóa tốt nhất trong họ nhà rắn.

Càng tôm hùm

Động vật giáp xác giống tôm hùm xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 400 triệu năm trước nhưng càng của chúng phát triển to lớn sau đó khoảng 200 triệu năm. Thời kỳ này, sự cạnh tranh thức ăn giữa những loài ăn mồi dưới biển ngày càng gia tăng, đòi hỏi càng của tôm hùm phải trở nên to khỏe hơn.

Đến nay, tôm hùm sở hữu hai chiếc cực lớn, sắc nhọn, cứng cáp nhưng kích thước hai bên không bằng nhau. Chiếc to hơn là càng thuận của tôm hùm với các cơ sợi nhanh, có thể bắt mồi với tốc độ 20 mili/giây. Chiếc còn lại nhỏ hơn nhưng sắc nhọn, cứng cáp giống như một chiếc máy nghiền để xé nhỏ con mồi.

Khi mới sinh ra, hai chiếc càng của tôm hùm to bằng nhau. Nhưng chúng thay đổi kích thước theo thời gian để phù hợp với cách chúng được sử dụng.

  • 10 triệu năm nữa các loài động vật sẽ như thế nào?
  • Động vật tiến hóa “dị” nhất TG, Việt Nam góp mặt
  • Nếu con người biến mất, những loài động vật nào có thể tiến hóa để thay thế chúng ta?
(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Video mới nhất về robot Optimus của Tesla đang được lan truyền một cách nhanh chóng trên các trang mạng xã hội và ở thời điểm hiện tại nó dường như đang được sử dụng trong các nhà máy của Tesla với công việc là phân loại pin (pin 4680 của Tesla).

Optimus - robot hình người được thiết kế để cách mạng hóa ngành tự động hóa.
Vào năm 2021, Elon Musk đã gây bất ngờ cho thế giới khi giới thiệu Optimus, một robot hình người được thiết kế để cách mạng hóa ngành tự động hóa. Với tham vọng táo bạo là trở thành “robot hữu ích nhất thế giới”, Optimus hứa hẹn mang đến nhiều tiềm năng to lớn cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Một trong những điểm nổi bật của video ra mắt lần này là việc Optimus hoàn thành công việc này trong nhà máy theo cách hoàn toàn tự động, không có sự can thiệp của con người trong suốt quá trình thực hiện công việc.

Và dưới góc nhìn của Optimus, nó cũng có thể nhặt và đặt viên pin bị đổ trở về đúng vị trí.

Optimus có thể làm việc liên tục, không cần nghỉ ngơi
Optimus có thể làm việc liên tục, không cần nghỉ ngơi, và có thể thực hiện các công việc với độ chính xác cao, giúp tăng hiệu quả và năng suất trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời việc sử dụng robot có thể giúp giảm chi phí nhân công và chi phí vận hành trong dài hạn.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Về bàn tay của Optimus, nhà khoa học Jim Fan của Nvidia đã dành nhiều lời khen ngợi như: “Bàn tay Optimus nằm trong số những bàn tay robot 5 ngón khéo léo nhất thế giới. Nó có cảm biến xúc giác, 11 bậc tự do (DoF) so với nhiều đối thủ cạnh tranh chỉ có 6-7 DoF và khả năng chịu được nhiều tương tác với vật thể mà không cần bảo trì liên tục…”.

Và ngay bên dưới phần bình luận của Jim Fan, Musk cũng xuất hiện và tiết lộ một tin tức còn quan trọng hơn do chính Elon Musk tiết lộ: “Cuối năm nay, tay Optimus sẽ có 22 bậc tự do”.

DoF đề cập đến số lượng chuyển động độc lập mà khớp có thể thực hiện.
DoF đề cập đến số lượng chuyển động độc lập mà khớp có thể thực hiện. Số DoF cao hơn sẽ cho phép thực hiện các chuyển động phức tạp và liền mạch hơn.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Trước hết, về mặt mạng lưới thần kinh, chúng ta có thể biết từ phụ đề trong video rằng Tesla đã triển khai mạng lưới thần kinh end-to-end cho Optimus để huấn luyện nhiệm vụ phân loại pin.

Do đó, dữ liệu được Optimus sử dụng chỉ đến từ camera 2D và cảm biến xúc giác từ đó điều chỉnh lực của bàn tay, đồng thời trực tiếp tạo ra các chuỗi điều khiển khớp.

Optimus được kỳ vọng sẽ có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Optimus được kỳ vọng sẽ có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Hỗ trợ sản xuất; Dịch vụ khách hàng; Chăm sóc sức khỏe; Nông nghiệp…

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Kỹ sư Tesla, Milan Kovac, tiết lộ thêm rằng mạng lưới thần kinh này chạy hoàn toàn trên máy tính FSD của robot và được cung cấp năng lượng bởi pin tích hợp: “Khi chúng tôi thêm nhiều dữ liệu đa dạng hơn trong quá trình đào tạo, một mạng lưới thần kinh có thể thực hiện nhiều tác vụ”.

Theo công ty, dữ liệu đào tạo được thu thập thông qua hoạt động từ xa của con người và được mở rộng trên toàn bộ đội xe của Tesla cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Optimus hiện đang được thử nghiệm tại một trong những nhà máy của Tesla, với tỷ lệ can thiệp của con người liên tục giảm.

Optimus đang được thử nghiệm khi chúng thực hiện công việc tại nhà máy của Tesla.
Trên thực tế, Optimus đang được thử nghiệm và cải tiến hàng ngày trong khi chúng thực hiện công việc tại nhà máy của Tesla. Nhưng robot này thậm chí còn có thể di chuyển quanh văn phòng mà không gặp vấn đề gì, mặc dù Tesla vẫn đang cố gắng làm cho chúng di chuyển với tốc độ nhanh hơn.

Optimus vẫn đang trong giai đoạn phát triển và có thể sẽ rất đắt đỏ khi được thương mại hóa.
Mặc dù Optimus hứa hẹn mang lại nhiều tiềm năng to lớn, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết trước khi nó có thể được triển khai rộng rãi. Việc phát triển robot hình người với khả năng thực hiện các công việc phức tạp trong môi trường thực tế vẫn còn nhiều thách thức về mặt công nghệ. Hiện tại, Optimus vẫn đang trong giai đoạn phát triển và có thể sẽ rất đắt đỏ khi được thương mại hóa. Ngoài ra, việc sử dụng robot hình người có thể dẫn đến những lo ngại về đạo đức, chẳng hạn như tác động đến việc làm và sự an toàn của con người.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Những cập nhật này phù hợp với những gì CEO Tesla Elon Musk đã nói trước đây. Ông đã đề cập trong cuộc họp về thu nhập của công ty trong quý đầu tiên rằng Optimus sẽ có thể làm những công việc “hữu ích” trong nhà máy vào cuối năm nay. Tesla có kế hoạch sử dụng Optimus trong các nhà máy của họ vào cuối năm nay và có thể bán chúng cho các công ty khác vào cuối năm 2025.

Optimus sở hữu những tính năng vượt trội, khiến nó trở nên khác biệt so với các robot khác:

  • Di chuyển hai chân: Khác với những robot bánh xe cồng kềnh, Optimus có thể di chuyển linh hoạt bằng hai chân, thích nghi với nhiều địa hình phức tạp và thực hiện các công việc đòi hỏi sự di chuyển chính xác.
  • Tương tác với môi trường: Nhờ hệ thống cảm biến và camera tiên tiến, Optimus có thể nhận thức và tương tác với môi trường xung quanh một cách thông minh. Nó có thể cầm nắm và thao tác các vật thể với độ chính xác cao, thậm chí sử dụng các công cụ một cách linh hoạt.
  • Học hỏi và thích nghi: Optimus được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép nó học hỏi từ kinh nghiệm, thích nghi với các nhiệm vụ mới và tự động hóa các quy trình. Nhờ vậy, Optimus có thể hoàn thành nhiều công việc khác nhau mà không cần lập trình chi tiết.
  • Làm việc theo nhóm: Optimus có thể phối hợp và làm việc theo nhóm với các robot khác hoặc con người để hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp. Khả năng này mở ra tiềm năng to lớn cho việc ứng dụng Optimus trong nhiều lĩnh vực.

Tesla tung video phô diễn khả năng phân loại và … tập yoga của robot Optimus

Robot tấn công tàn bạo kỹ sư tại nhà máy Tesla, viễn cảnh đáng sợ nhất của tương lai đã xảy ra?

Tỷ phú Elon Musk ra mắt robot hình người “đầy kỳ vọng”