Theo phóng viên tại New Delhi, ngày 29/11, Tổng Giám đốc Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson cho biết NASA sẽ đào tạo một phi hành gia Ấn Độ để tham gia hành trình lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào đầu năm tới.
Hình ảnh khảm của Trạm vũ trụ quốc tế do tàu vũ trụ Crew Dragon chụp vào năm 2021. (Ảnh: NASA).
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ trong lĩnh vực vũ trụ ngày càng sâu sắc.
Phát biểu tại một sự kiện ở thủ phủ Bengaluru của bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ, ông Nelson cho rằng hai nước có cơ hội chia sẻ về lĩnh vực khoa học. Dự kiến, trong ngày 30/11, ông Nelson sẽ kiểm tra vệ tinh chung của hai nước mang tên Radar khẩu độ tổng hợp NASA-ISRO (NISAR). Đây là hệ thống quan sát quỹ đạo Trái đất thấp do NASA và ISRO (Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ) cùng phát triển. Vệ tinh này dự kiến được phóng từ Ấn Độ vào quý I năm 2024.
Ấn Độ đang đặt mục tiêu tăng thị phần trên thị trường phóng vệ tinh toàn cầu lên gấp 5 lần trong thập kỷ tới và đã đồng ý tham gia Hiệp định Artemis của NASA vào tháng 6 năm nay.
- Tabby – Hành tinh kỳ dị nhất vũ trụ, nơi bị nghi ngờ có người ngoài hành tinh
- Vàng nhân tạo – mơ ước ngàn năm của loài người bao giờ thành hiện thực?
- Phát hiện loài chuột duy nhất sống ở độ cao 6.700m: Nơi không có thực vật nào có thể tồn tại vì khắc nghiệt
Biên tập viên

Bài mới nhất
Khoa học7 Tháng 10, 2024Những bí ẩn về Thủy quái Thái Bình Dương Cthulhu
Khoa học7 Tháng 10, 2024Tại sao loài “động vật hạnh phúc nhất thế giới” có nguy cơ tuyệt chủng?
Khoa học7 Tháng 10, 2024Mẫu vật cách Trái đất 340 triệu km tiết lộ những bí ẩn về nguồn gốc sự sống
Khoa học7 Tháng 10, 2024Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc